1. Hội chứng “Giọng nước ngoài”
Người bị chứng bệnh kì lạ này tuy nói tiếng mẹ đẻ nhưng âm điệu lại lơ lớ như người nước ngoài. Nếu bạn gặp một người Anh nhưng lại nói tiếng Anh đặc sệt giọng Pháp thì rất có thể người đó đã mắc hội chứng “giọng nước ngoài” này. Hội chứng này được cho là xuất phát từ những chấn thương trong não bộ.
2. Hội chứng Capgras (ảo tưởng)
Luôn có cảm giác thiếu an toàn do ám ảnh mình đang bị theo dõi, người mắc hội chứng này thường xuyên có cảm giác những người xung quanh (gia đình, bạn bè,…) đều là do một kẻ bí ẩn giả dạng, tiếp cận họ với mục đích xấu xa nào đó.
|
Ảnh: minh họa |
3. Hội chứng “Bàn tay xa lạ”
Là một hội chứng rối loạn do hệ thần kinh gây ra, những người mắc hội chứng này cảm thấy một trong hai bàn tay đột nhiên như có một “cuộc sống độc lập”. Đôi khi họ không thể nhớ nổi bàn tay đó đã làm những gì. Bàn tay này có thể thực hiện nhiều việc từ đơn giản đến phực tạp như đóng mở khuy, cởi quần áo…
4. Chứng Androphobia (sợ đàn ông)
Nguyên nhân của hội chứng kì lạ này thường do một sự kiện kinh hoàng nào đó đã xảy ra với nạn nhân, trong đó người đàn ông đóng vai trò quan trọng nhất. Từ sau sự kiện này, người bệnh trở nên ám ảnh và có nỗi sợ hãi bất thường với bất cứ người đàn ông nào, dù thực tế họ có bị đe dọa hay không.
5. Hội chứng Munchausen (giả ốm đau để gây sự chú ý)
Luôn cảm thấy ốm yếu, dặt dẹo, những người mắc hội chứng này thường trầm trọng hóa những triệu chứng thông thường thành triệu chứng bệnh lý (hắt hơi thì thành ho, hơi khó chịu thì thành rất mệt…) để mong nhận được sự quan tâm của người khác. Họ không thừa nhận được những gì mình đang làm chỉ là “giả bệnh”. Hội chứng thường xảy ra với những người thiếu thốn tình cảm.
6. Hội chứng Stockholm (yêu người bắt cóc mình)
Hội chứng tâm lý kì lạ khiến nạn nhân đem lòng đồng cảm và rồi yêu luôn chính kẻ đã ra tay bắt cóc mình. Xuất phát từ một vụ cướp ngân hàng nổi tiếng tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), hội chứng được giải thích khi trạng thái sợ hãi, căm ghét của nạn nhân khiến họ trở về với tâm lý của một đứa trẻ - không thể làm gì khi không được cho phép. Từ đó, chỉ những hành động nhỏ của kẻ bắt cóc (cho ăn, cho uống,…) cũng có thể làm dấy lên cảm xúc biết ơn và yêu mến.
7. Kleptomania (ám ảnh với việc trộm cắp)
Những người mắc hội chứng này không thể cưỡng lại được mong muốn phải lấy trộm những đồ vật không mấy giá trị. Đồ lấy được đôi khi chỉ để họ đem cho hoặc thậm chí… bỏ xó không ngó ngàng gì tới. Một trong những nguyên nhân được đưa ra cho hội chứng này là chất dopamine được tiết ra khi thực hiện hành vi trộm cắp – có khả năng gây hưng phấn cho kẻ trộm.
8. Hội chứng Cotard (tin rằng mình đã chết)
Hội chứng kì lạ này khiến người bệnh dù còn đang “sống sờ sờ” nhưng luôn cảm giác mình đã bước sang một thế giới khác, không còn tồn tại. Đôi khi họ nghĩ mình là một xác sống đã bị mất hết máu và nội tạng, thậm chí đang dần thối rữa.
9. Hội chứng Hybristophilia (yêu tội phạm)
Đây là hội chứng xảy ra khi một người bị “đánh thức” bởi hành vi bạo lực và tội ác, khiến họ có ham muốn tình dục hoặc muốn trải qua mối quan hệ lãng mạn với kẻ tội phạm. Một trường hợp được cho là Hybristophilia nổi tiếng là khi nhiều phụ nữ đem lòng yêu Ted Bundy, kẻ phạm tội sát nhân và hãm hiếp, đã thừa nhận thực hiện 30 vụ án diễn ra tại 7 tiểu bang của Mỹ từ 1974 – 1978.
Mời quý độc giả xem thêm video: