Muỗi: Đây có lẽ là loài vật hút máu gây bệnh hàng đầu cho con người. Thậm chí, đã từng có thời gian nó còn là nỗi kinh hoàng của nhiều quốc gia khi gây ra các đại dịch. Muỗi: Đây có lẽ là loài vật hút máu gây bệnh hàng đầu cho con người. Thậm chí, đã từng có thời gian nó còn là nỗi kinh hoàng của nhiều quốc gia khi gây ra các đại dịch.Trong đó, đáng chú ý nhất là bệnh sốt xuất huyết. Theo bác sĩ Lượng, những đối tượng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…) khi có triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì cần phải theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng. Bọ xít hút máu người: Trong thời gian qua, bọ xít hút máu người nổi lên là loài động vật nguy hiểm luôn rình rập con người. Không chỉ nguy hiểm về khả năng gây bênh cho thân chủ mà nhiều người còn sợ hãy vì đây là loài vật không hề nhỏ bé, nên lượng máu nó hút phải chắc chắn sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần so với muỗi hay rệp. Theo các nhà nghiên cứu thế giới, loại bọ xít hút máu người này là loại trung gian truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, gây bệnh Chaga. Đặc biệt, mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, trở thành bệnh mãn tính từ 10 đến 40 năm sau, dẫn đến các bệnh về máu như: tắc nghẽn mạch máu, rung tim… Còn tại Việt Nam, tiến sĩ Hồ Đình Trung, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, loại bọ xít này có khả năng truyền bệnh nhưng là rất thấp. “Nó (bọ xít – P/V) chỉ gây bệnh khi hút máu ở nguồn mang bệnh Tuy nhiên, đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào mắc bệnh Chaga", tiến sĩ Trung nói. Bọ chét: Bọ chét là loài ký sinh thường thấy nhất ở xung quanh con người. Theo các nghiên cứu, bọ chét có thể gây nên bệnh dịch hạch. Theo đó, bọ chét, đặc biệt là bọ chét chuột Xenopsyella chéopis ký sinh trên các loài gặm nhấm là dễ gây bệnh cho con người nhất.
Người bị bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch cắn thì sẽ mắc bệnh, có thể là bị bệnh nhiễm khuẩn huyết ngay từ đầu hoặc vi khuẩn theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan khác gây bệnh (viêm phổi, viêm hạch, viêm não...).
Bệnh dịch hạch còn do một vài loại ký sinh khác làm lây bệnh dịch hạch từ người mắc bệnh dịch hạch cho người lành, đó là chấy và rận. Khi một người mắc bệnh dịch hạch, nếu bọ chét chuột hút máu người đó hoặc trên người đó có chấy, rận thì chúng cũng hút máu và khi sang cơ thể khác hút máu thì chúng cũng truyền bệnh dịch hạch. Mò, ve, rận truyền bệnh rickettsia (sốt phát ban do ấu trùng mò): Trong các bệnh gây ra bởi rickettsia thì có một loại thường gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là bệnh sốt phát ban rừng rú, do mò đỏ làm trung gian truyền bệnh. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn có tên là R.tsutsugamushi. Bệnh sốt mò là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có đặc điểm là bệnh khởi phát rất đột ngột. Đầu tiên là sốt cao, đau đầu, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ và kèm theo là nổi ban. Ban có màu đỏ xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh. Ban chỉ tồn tại vài ngày hoặc có khi hàng tuần tùy theo độc lực của loại vi khuẩn. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng sau đó lan ra toàn thân và các chi, rất hiếm thấy ban mọc ở mặt, gan bàn chân, bàn tay. Đặc điểm của sốt thường là sau một cơn rét run và kéo dài từ 2 - 3 tuần lễ. Một đặc điểm cần lưu ý là nơi bị mò đỏ đốt thường tạo thành vết loét. Vết loét này thường không ngứa, vị trí của vết đốt hay ở hõm nách, cánh tay, bắp chân hoặc có thể có ở thân mình, đùi, bìu…
Muỗi: Đây có lẽ là loài vật hút máu gây bệnh hàng đầu cho con người. Thậm chí, đã từng có thời gian nó còn là nỗi kinh hoàng của nhiều quốc gia khi gây ra các đại dịch.
Muỗi: Đây có lẽ là loài vật hút máu gây bệnh hàng đầu cho con người. Thậm chí, đã từng có thời gian nó còn là nỗi kinh hoàng của nhiều quốc gia khi gây ra các đại dịch.
Trong đó, đáng chú ý nhất là bệnh sốt xuất huyết. Theo bác sĩ Lượng, những đối tượng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…) khi có triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thì cần phải theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng.
Bọ xít hút máu người: Trong thời gian qua, bọ xít hút máu người nổi lên là loài động vật nguy hiểm luôn rình rập con người. Không chỉ nguy hiểm về khả năng gây bênh cho thân chủ mà nhiều người còn sợ hãy vì đây là loài vật không hề nhỏ bé, nên lượng máu nó hút phải chắc chắn sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần so với muỗi hay rệp.
Theo các nhà nghiên cứu thế giới, loại bọ xít hút máu người này là loại trung gian truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, gây bệnh Chaga. Đặc biệt, mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, trở thành bệnh mãn tính từ 10 đến 40 năm sau, dẫn đến các bệnh về máu như: tắc nghẽn mạch máu, rung tim…
Còn tại Việt Nam, tiến sĩ Hồ Đình Trung, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, loại bọ xít này có khả năng truyền bệnh nhưng là rất thấp. “Nó (bọ xít – P/V) chỉ gây bệnh khi hút máu ở nguồn mang bệnh Tuy nhiên, đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào mắc bệnh Chaga", tiến sĩ Trung nói.
Bọ chét: Bọ chét là loài ký sinh thường thấy nhất ở xung quanh con người. Theo các nghiên cứu, bọ chét có thể gây nên bệnh dịch hạch. Theo đó, bọ chét, đặc biệt là bọ chét chuột Xenopsyella chéopis ký sinh trên các loài gặm nhấm là dễ gây bệnh cho con người nhất.
Người bị bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch cắn thì sẽ mắc bệnh, có thể là bị bệnh nhiễm khuẩn huyết ngay từ đầu hoặc vi khuẩn theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan khác gây bệnh (viêm phổi, viêm hạch, viêm não...).
Bệnh dịch hạch còn do một vài loại ký sinh khác làm lây bệnh dịch hạch từ người mắc bệnh dịch hạch cho người lành, đó là chấy và rận. Khi một người mắc bệnh dịch hạch, nếu bọ chét chuột hút máu người đó hoặc trên người đó có chấy, rận thì chúng cũng hút máu và khi sang cơ thể khác hút máu thì chúng cũng truyền bệnh dịch hạch.
Mò, ve, rận truyền bệnh rickettsia (sốt phát ban do ấu trùng mò): Trong các bệnh gây ra bởi rickettsia thì có một loại thường gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là bệnh sốt phát ban rừng rú, do mò đỏ làm trung gian truyền bệnh. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn có tên là R.tsutsugamushi.
Bệnh sốt mò là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có đặc điểm là bệnh khởi phát rất đột ngột. Đầu tiên là sốt cao, đau đầu, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ và kèm theo là nổi ban. Ban có màu đỏ xuất hiện vào cuối tuần thứ nhất của bệnh. Ban chỉ tồn tại vài ngày hoặc có khi hàng tuần tùy theo độc lực của loại vi khuẩn.
Ban thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng sau đó lan ra toàn thân và các chi, rất hiếm thấy ban mọc ở mặt, gan bàn chân, bàn tay. Đặc điểm của sốt thường là sau một cơn rét run và kéo dài từ 2 - 3 tuần lễ. Một đặc điểm cần lưu ý là nơi bị mò đỏ đốt thường tạo thành vết loét. Vết loét này thường không ngứa, vị trí của vết đốt hay ở hõm nách, cánh tay, bắp chân hoặc có thể có ở thân mình, đùi, bìu…