Nhiễm khuẩn. Helicobacter pylori hay còn gọi là H. pylori được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bệnh. Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Nhiễm H. pylori phổ biến ở các nước đang phát triển và ảnh hưởng khoảng một nửa dân số thế giới. Thông thường, nhiễm H.pylori không có triệu chứng đặc hiệu song một số trường hợp có thể dẫn đến đau dạ dày, loét và ung thư dạ dày.
H. pylori được lây truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt hoặc chất thải. Nhìn chung, dạ dày là môi trường không phù hợp đối với các loại vi khuẩn vì độ axit của nó rất cao song H.pylori lại phát triển mạnh trong môi trường này.Những người hút thuốc và căng thẳng trong thời gian dài cần đặc biệt lưu ý bởi họ là đối tượng thuộc “top” đầu chịu sự tấn công của H. pylori. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mãn tính. Sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ làm suy giảm lượng chất nhầy được tiết ra giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì bệnh ít có cơ hội hoành hành nếu được áp dụng liều lượng hợp lý.
Tuổi già. Thông thường, dạ dày của người cao tuổi mỏng hơn nhiều so với lúc họ còn trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đối tượng này có nguy cơ mắc viêm dạ dày cao hơn cả.Nghiện rượu. Theo nghiên cứu khoa học, thức uống chứa cồn có chất gây ức chế quá trình tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Hậu quả sau khi uống rượu là bệnh nhân thấy bụng bị trướng, nóng rát, hơi thở nóng, gấp gáp, đau thắt vùng thượng vị.Các triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua song càng uống nhiều, tổn thương tại dạ dày càng nặng và lâu dài có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như viêm hoặc thậm chí là ung thư.
Mắc các vấn đề về thần kinh. Căng thẳng tinh thần do trải qua những ca đại phẫu, chấn thương hay bỏng nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp tính.
Điều này lý giải vì sao viêm dạ dày thường gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi; đối tượng sống ở thành thị nhiều hơn khu vực nông thôn; người làm việc trí óc hơn người làm việc chân tay.Trào ngược dịch vị. Bình thường dạ dày chứa dịch bao gồm axit, mật và các enzym được dùng để tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, những chất này cũng có thể gây kích thích niêm mạc thực quản, cảm giác khó chịu hoặc thậm chí là viêm dạ dày. Rối loạn tự miễn. Bệnh có thể bắt nguồn do hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày; làm niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi và sinh bệnh.Mắc các bệnh nguy hiểm. Bên cạnh những yếu tố trên, cơ thể người cũng dễ dàng bị viêm dạ dày khi mắc các bệnh như HIV, Crohn hay nhiễm ký sinh trùng.
Nhiễm khuẩn. Helicobacter pylori hay còn gọi là H. pylori được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bệnh. Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Nhiễm H. pylori phổ biến ở các nước đang phát triển và ảnh hưởng khoảng một nửa dân số thế giới. Thông thường, nhiễm H.pylori không có triệu chứng đặc hiệu song một số trường hợp có thể dẫn đến đau dạ dày, loét và ung thư dạ dày.
H. pylori được lây truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt hoặc chất thải. Nhìn chung, dạ dày là môi trường không phù hợp đối với các loại vi khuẩn vì độ axit của nó rất cao song H.pylori lại phát triển mạnh trong môi trường này.
Những người hút thuốc và căng thẳng trong thời gian dài cần đặc biệt lưu ý bởi họ là đối tượng thuộc “top” đầu chịu sự tấn công của H. pylori.
Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp tính và mãn tính. Sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ làm suy giảm lượng chất nhầy được tiết ra giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì bệnh ít có cơ hội hoành hành nếu được áp dụng liều lượng hợp lý.
Tuổi già. Thông thường, dạ dày của người cao tuổi mỏng hơn nhiều so với lúc họ còn trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đối tượng này có nguy cơ mắc viêm dạ dày cao hơn cả.
Nghiện rượu. Theo nghiên cứu khoa học, thức uống chứa cồn có chất gây ức chế quá trình tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Hậu quả sau khi uống rượu là bệnh nhân thấy bụng bị trướng, nóng rát, hơi thở nóng, gấp gáp, đau thắt vùng thượng vị.
Các triệu chứng ban đầu dễ bị bỏ qua song càng uống nhiều, tổn thương tại dạ dày càng nặng và lâu dài có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như viêm hoặc thậm chí là ung thư.
Mắc các vấn đề về thần kinh. Căng thẳng tinh thần do trải qua những ca đại phẫu, chấn thương hay bỏng nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp tính.
Điều này lý giải vì sao viêm dạ dày thường gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi; đối tượng sống ở thành thị nhiều hơn khu vực nông thôn; người làm việc trí óc hơn người làm việc chân tay.
Trào ngược dịch vị. Bình thường dạ dày chứa dịch bao gồm axit, mật và các enzym được dùng để tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, những chất này cũng có thể gây kích thích niêm mạc thực quản, cảm giác khó chịu hoặc thậm chí là viêm dạ dày.
Rối loạn tự miễn. Bệnh có thể bắt nguồn do hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày; làm niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi và sinh bệnh.
Mắc các bệnh nguy hiểm. Bên cạnh những yếu tố trên, cơ thể người cũng dễ dàng bị viêm dạ dày khi mắc các bệnh như HIV, Crohn hay nhiễm ký sinh trùng.