Trong triết lý phong thủy, mùa xuân tượng trưng cho sự bắt đầu, phát triển, mở rộng, như một cái cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc. Cây trồng trong nhà cải thiện không khí cho ngôi nhà, loại bỏ độc tố, tạo nguồn năng lượng mới.
Trong thế giới thực vật, nhiều loại cây cảnh khi trồng trong nhà vẫn giữ được vẻ xanh tươi, hơn nữa, cơ cấu trao đổi chất của cây là hút khí carbon, nhả khí oxy.
1. Chậu hoa lan
Phong lan là loài thực vật có hoa duyên dáng. Cây hấp thụ Carbon Dyoxide và nhả oxy vào ban đêm. Mục đích phong thủy: điều chỉnh mối quan hệ, tìm đối tác mới. Cây để trong phòng ngủ: thu hút đối tác lãng mạn, trung thực.
|
Ảnh minh họa. |
Phong lan có hoa nhiều hình dáng, màu sắc, mùi thơm và hoa bền. Ngoài vẻ đẹp quý phái, chậu lan cũng có tác dụng tốt trong phong thủy.
Hoa lan có đặc điểm: khi hoa tàn, cơ cấu trong cây vẫn sinh trưởng ngầm, tạo đợt hoa mới và cây vẫn phát triển.
2. Trầu bà
Loại cây thân mềm có lá hình trái tim. Cây giúp loại bỏ Formaldehyde và Carbon Monoxide. Cây sống có thể bằng đất, nước, lại cần ít ánh sáng nên có thể để cây ở các góc chết trong nhà, sinh khí vẫn có thể trỗi dậy trong đó.
Trong phong thủy, cây thích hợp tạo sinh khí tốt là những cây có lá mềm, tròn tạo cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng. Hãy tránh trồng những loại cây có lá nhọn, gai nhọn hay lá kim trong nhà.
3. Cây phất lộc
Cây phất lộc (tre may mắn) là loại cây dễ sống, dáng đẹp, lại dễ uốn tạo hình nên hay được bày trong nhà để đem lại may mắn.
Nó là biểu tượng của sự tăng trưởng, ngay thẳng và trung thực, cũng như sự linh hoạt, khả năng thích ứng. Ngoài ra, tre may mắn còn là biểu tượng của tuổi thọ.
Phất lộc hay được sử dụng trong phong thủy vì dễ sống, phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu, trong nước hoặc trong đất và rất dễ tìm.
Mời quý độc giả xem video 9 đồ vật không nên để trong nhà (nguồn Youtube):