Sữa – thức uống quen thuộc
Chị Ngọc Thanh (Quận 2 - TP.HCM) chia sẻ: “Nhóc Tin con trai mình năm nay vào lớp 1, dù ở nhà hay khi con đến lớp mỗi ngày mình đều chuẩn bị cho con 3 hộp sữa. Vậy mà cả tuần nay, thằng bé uống sữa có vẻ miễn cưỡng hơn trước, có hôm còn uống dối chỉ hết nửa hộp rồi chạy đi chơi với bạn hàng xóm.” Chị cho biết, mình không thay đổi loại sữa con vẫn uống thường ngày, không hiểu sao đột nhiên Tin lại tỏ ra khó chiều trong việc uống sữa như vậy.
Cùng nỗi lo lắng như chị Thanh, chị Phương Huyền (Phú Nhuận - TP HCM) kể, nhiều bữa đưa sữa cho con, con hết nhăn mặt, bĩu môi rồi bày đủ trò, nói đủ chuyện để lờ đi hộp sữa trên tay. Có hôm, con gái chị than thở “Con đau bụng quá nên cứ từ từ rồi uống mẹ nhé!”. Thỉnh thoảng chị cho phép con bỏ sữa một vài ngày, sau đó cũng phải quay lại nài ép để con uống sữa thường xuyên trở lại.
Khi được hỏi có thường xuyên thay đổi sữa với hương vị mới cho con trẻ hay không, cả chị Thanh và chị Phương Huyền đều lắc đầu, vì theo hai chị, con trẻ đã quen loại sữa nào thì nên duy trì loại sữa đó, đổi sữa sợ con không hạp với sữa mới.
Con ngán sữa – Mẹ hoang mang
Trường hợp trẻ ngán uống sữa như nhà chị Thanh hay chị Huyền không phải là cá biệt với trẻ ở độ tuổi 4-11 tuổi. Trong giai đoạn này, các bà mẹ thường ép con ăn và uống sữa nhiều hơn vì tin rằng sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu vận động, phát triển xương, thể chất của trẻ... Do vậy, mẹ thường rơi vào
tâm lý hoang mang khi thấy con lắc đầu với sữa vì sợ con mình không phát triển cứng cáp như bạn bè trang lứa. Xuất phát từ sự quan tâm dành cho con, các mẹ sốt sắng thúc ép con uống sữa ngay cả khi trẻ đã từ chối.
Chị Huyền chia sẻ thêm: “Có bữa mình phải quát lớn tiếng thì bé mới chịu nhắm mắt hút hết hộp sữa”. Trong khi đó, chị Thanh lại chọn cách dỗ dành và hứa hẹn mua đồ chơi mới hay dẫn đi chơi để con gái chịu uống. Những cách làm này vô tình tạo thành áp lực tâm lý cho trẻ, càng khiến trẻ sợ uống sữa hơn mà mẹ lại không nhận ra. Đặc biệt, giai đoạn 4-11 tuổi là lúc trẻ bắt đầu hình thành tính cách và từng bước thể hiện sự tự lập của mình. Những cách ứng xử không khéo của mẹ với trẻ trong giai đoạn này dễ tạo thành những thói quen và tính cách không tốt cho trẻ về sau.
Giải pháp nào cho trẻ ngán sữa?
|
Thay đổi vị sữa mới sẽ là cách giúp trẻ vui uống sữa mỗi ngày
Ảnh: Shutterstock
|
Đối diện với những khó khăn trong việc cho con trẻ uống sữa, các bà mẹ bắt đầu cảm thấy băn khoăn, không biết liệu mình đã
chăm sóc con đúng cách hay chưa và thường xuyên tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất giúp trẻ chủ động uống sữa hơn.
Khi con nhăn mặt với sữa cũng là lúc báo hiệu con không còn hứng thú với loại sữa mẹ chọn. Như con chị Huyền và chị Thanh, có thể chính sự quen thuộc trong 1 vị sữa mà con phải uống mỗi ngày, kéo dài trong nhiều năm vì tâm lý ngại thay đổi của mẹ, từ đó gây nhàm chán với trẻ và trẻ ngán là chuyện bình thường! Đây cũng là câu chuyện chung của nhiều bà me khác. Mẹ hãy thử chọn một hương vị mới và khuyến khích con trải nghiệm sự mới lạ trong vị giác.
Ngoài ra, trên một số diễn đàn, các mẹ có con ngán sữa cũng bật mí nhiều chiêu khác như cho con ngưng sữa một thời gian, bổ sung
dinh dưỡng bị khuyết do thiếu sữa bằng nhiều thực phẩm khác, biến tấu sữa với món ăn con thích, kết hợp sữa với các loại trái cây hoặc bánh quy cũng là một cách hay.