Nghe chuyên gia bàn về hệ lụy của bệnh mỡ máu

Google News

(Kiến Thức) - Chương trình bắt đầu từ 9h đến 9h30 thứ 7 (3/1) trên kênh Hà Nội 1. Giáo sư Khải sẽ bàn về chủ đề hệ lụy của bệnh mỡ máu.

Để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc và bạn xem truyền hình về bệnh mỡ máu cao,  Đài truyền hình Hà Nội sẽ mời tới trường quay chương trình “Bạn có khỏe không?” Giáo sư Phạm Gia Khải, Chủ tịch quỹ Tim mạch Việt Nam - Chủ tịch Hội Tim mạch Đông Nam Á, bàn về chủ đề “Hệ lụy của bệnh mỡ máu và cách phòng tránh”.
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Gia Khải - Chủ tịch quỹ Tim mạch Việt Nam - Chủ tịch Hội tim mạch Đông Nam Á. 
Lịch phát sóng như sau:
- Phát sóng chính bắt đầu khoảng từ 9h đến 9h30 thứ 7 ngày 03/01 trên kênh Hà Nội 1
- Phát sóng lại lần 1 trên kênh Hà Nội 1 bắt đầu vào khoảng 23h 10 đến 23h30 thứ 5 ngày 08/01
- Phát sóng lại lần 2 bắt đầu vào khoảng từ 16h10 đến 16h30 thứ 7 ngày 10/01 trên kênh Hà Nội 2
Giáo sư Phạm Gia Khải, cho biết: “Nhiều người vẫn chưa nhận thức được mối nguy hiểm do hệ lụy của căn bệnh mỡ máu gây ra, hoặc biết nhưng vẫn thờ ơ, coi nhẹ nên không có cách phòng tránh và điều trị đúng; do vậy đe dọa rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Trong khi giới chuyên gia coi căn bệnh này là “sát thủ thầm lặng” đe dọa cuộc sống hiện đại, không thua kém các căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư”
"Với kinh nghiệm chữa bệnh nhiều năm của tôi và Ts. Lương y Nguyễn Hoàng, chúng tôi thấy bạn đọc có nhiều thắc mắc về những biến cố do bệnh mỡ máu gây ra. Nên trong kỳ này, ngoài việc trả lời các thắc mắc của bạn đọc qua đường dây nóng của chương trình "Bạn có khỏe không”, chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn về “Hệ lụy của bệnh mỡ máu và cách phòng tránh”, Giáo sư Khải nói.
Theo Ts Nguyễn Hoàng và Gs Phạm Gia Khải thì các câu hỏi mà bạn xem truyền hình và bạn đọc gửi về đều rất phổ biến hiện nay. Một số câu điển hình như:
Chị Trương Thị Thúy ở Hoàng Mai, Hà Nội thắc mắc: “Tôi đi khám sức khoẻ và kết quả xét nghiệm máu là tôi bị mỡ trong máu cao. Hiện tại cân nặng của tôi chỉ có 42kg và không ăn các thức ăn chiên, xào nhưng sao tôi lại bị mỡ trong máu cao ạ?
Một khán giả 57 tuổi ở Hoàn Kiếm, Hà Nội có hỏi: tôi bị mỡ máu cao đã gần 10 năm nay, bác sỹ có cho dùng thuốc tây, nhưng cứ ngừng thuốc thì mỡ máu lại tăng cao, vậy tôi phải xử trí như thế nào?
Khán giả nữ 45 tuổi ở Bắc Giang có hỏi: tôi vừa bị mỡ máu cao, vừa bị men gan cao, vậy tôi cần tuân thủ chế độ sinh hoạt như thế nào là phù hợp? tôi nghe nói sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên sẽ an toàn, không có tác dụng phụ và đem lại hiệu quả lâu dài. Vậy tôi nên sử dụng sản phẩm nào ạ?
Khán giả Lê Văn Hoàn ở Hưng Yên hỏi: “Tôi được chuẩn đoán rối loạn mỡ máu cách đây 3 năm, tôi nghĩ chỉ cần mình hạn chế ăn mỡ, bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng gần đây, tôi thấy xuất hiện những cơn đau ngực và bị đột quỵ, đi khám tôi mới biết rối loạn mỡ máu là nguyên nhân khiến mình bị nhồi máu cơ tim. Bây giờ tôi rất lo lắng cho sức khỏe, xin Giáo sư Khải tư vấn?
Bác Hoàng Thị Hải Anh, 56 tuổi ở Hà Nam có hỏi: “Tôi được biết có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh hiệu quả của sản phẩm Hamomax trong hỗ trợ điều trị mỡ máu, nhưng tôi băn khoăn không biết mình đang bị tiểu đường thì có thể sử dụng Hamomax được không thưa TS Lương y Nguyễn Hoàng?”.
Kính mời bạn đọc đón xem và đặt câu hỏi để được GSTS. BS Phạm Gia Khải và Tiến sĩ Lương y Nguyễn Hoàng giải đáp.
Xem video sản phẩm điều trị bệnh mỡ máu cao.


PV

Bình luận(0)