Được phát hiện năm 1965, ở lưng chừng ngọn núi Cằm, thuộc địa phận thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, văn bia Quế Lâm Ngự Chế là một chứng tích quý giá về công cuộc bảo vệ biên cương Tây Bắc của nhà Hậu Lê.Theo sử chép, vào năm 1440, Vua Lê Thái Tông cùng quân sĩ thân chinh trấn Miền Tây đi đánh thổ quân phản nghịch tên là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (Nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).Vua đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ nên quân của triều đình đã nhanh chóng dẹp tan bọn phản loạn. Trên đường về, vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại Động La, còn được người dân địa phương gọi là “Thẳm báo ké” (Hang trai già) hay “Thẳm mỏ tóm” (Hang nồi đồng).Vua thấy nơi đây cảnh đẹp, địa lý thuận lợi, nhà vua đã để lại bài thơ “Quế Lâm động chủ ngự chế” trên vách động và lời tựa gồm 14 dòng, mỗi dòng 10 chữ với 140 chữ Hán.Bài thơ được dịch nghĩa như sau:
“Nghĩ tới người xa đêm khổ tâm
Thổ tù sao lại dám quân thân
Thế gian đã có anh hùng chúa
Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần
Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm
Hang cùng đá ấm áp hơn xuân
Yên được dân lành nhơ nhớp hết
Dân ta được hưởng tấm lòng nhân”.Đúng một năm sau, vua Lê Thái Tông lại kéo quân lên dẹp loạn nghịch Nghiễm ở châu Mường Muổi. Được nhân dân ủng hộ, quân của triều đình đã nhanh chóng bắt được tướng Ai Lao là Đao Mông và con của Thượng Nghiễm là Sinh Tượng và Tràng Đồng ở Động La. Thượng Nghiễm ra hàng và chịu tội.Từ đây dải đất biên cương phía Tây Đại Việt đã được bình yên.Để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tông, văn bia Quế Lâm Ngự Chế đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1994.Phía dưới vị trí tìm thấy văn bia, tỉnh Sơn La đã cho xây dựng ngôi đền thờ Vua Lê Thái Tông và quân sỹ của ông.Ngôi đền khánh thành ngày 22/01/2003 có tên là “Quế Lâm linh tự” (Đền thiêng Quế Lâm).Đến với đền thờ Vua Lê Thái Tông và văn bia Quế Lâm Ngự Chế, chúng ta sẽ hiểu thêm về công lao của vị vua trẻ Lê Thái Tông và quân sỹ của ông, nhắc nhở mọi người về quá khứ vẻ vang, biết ơn những người đi trước đã làm nên sức sống của một vùng đất cho thế hệ mai sau.
Được phát hiện năm 1965, ở lưng chừng ngọn núi Cằm, thuộc địa phận thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, văn bia Quế Lâm Ngự Chế là một chứng tích quý giá về công cuộc bảo vệ biên cương Tây Bắc của nhà Hậu Lê.
Theo sử chép, vào năm 1440, Vua Lê Thái Tông cùng quân sĩ thân chinh trấn Miền Tây đi đánh thổ quân phản nghịch tên là Thượng Nghiễm ở Châu Mường Muổi (Nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).
Vua đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ nên quân của triều đình đã nhanh chóng dẹp tan bọn phản loạn. Trên đường về, vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại Động La, còn được người dân địa phương gọi là “Thẳm báo ké” (Hang trai già) hay “Thẳm mỏ tóm” (Hang nồi đồng).
Vua thấy nơi đây cảnh đẹp, địa lý thuận lợi, nhà vua đã để lại bài thơ “Quế Lâm động chủ ngự chế” trên vách động và lời tựa gồm 14 dòng, mỗi dòng 10 chữ với 140 chữ Hán.
Bài thơ được dịch nghĩa như sau:
“Nghĩ tới người xa đêm khổ tâm
Thổ tù sao lại dám quân thân
Thế gian đã có anh hùng chúa
Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần
Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm
Hang cùng đá ấm áp hơn xuân
Yên được dân lành nhơ nhớp hết
Dân ta được hưởng tấm lòng nhân”.
Đúng một năm sau, vua Lê Thái Tông lại kéo quân lên dẹp loạn nghịch Nghiễm ở châu Mường Muổi. Được nhân dân ủng hộ, quân của triều đình đã nhanh chóng bắt được tướng Ai Lao là Đao Mông và con của Thượng Nghiễm là Sinh Tượng và Tràng Đồng ở Động La. Thượng Nghiễm ra hàng và chịu tội.
Từ đây dải đất biên cương phía Tây Đại Việt đã được bình yên.
Để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tông, văn bia Quế Lâm Ngự Chế đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1994.
Phía dưới vị trí tìm thấy văn bia, tỉnh Sơn La đã cho xây dựng ngôi đền thờ Vua Lê Thái Tông và quân sỹ của ông.
Ngôi đền khánh thành ngày 22/01/2003 có tên là “Quế Lâm linh tự” (Đền thiêng Quế Lâm).
Đến với đền thờ Vua Lê Thái Tông và văn bia Quế Lâm Ngự Chế, chúng ta sẽ hiểu thêm về công lao của vị vua trẻ Lê Thái Tông và quân sỹ của ông, nhắc nhở mọi người về quá khứ vẻ vang, biết ơn những người đi trước đã làm nên sức sống của một vùng đất cho thế hệ mai sau.