Có thể coi chông sắt tự tạo là vũ khí đơn giản bậc nhất mà quân và dân ta đã sử dụng để đánh giặc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Dù cực kỳ thô sơ, sức mạnh của loại vũ khí này là không thể coi thường. (Hiện vật của Bảo tàng TP HCM).Đây là những chiếc chông được làm từ thanh sắt dài khoảng một gang tay, có hai đầu nhọn. Chỉ cần bẻ gập hai đầu, thường là theo hai hướng vuông góc với nhau, chông đã sẵn sàng tham chiến.Với hình dáng đặc thù, chỉ cần thả xuống đất là chông sắt luôn có một đầu nhọn chĩa lên trên. Vì vậy mà việc rải chông có thể được tiến hành rất nhanh chóng.Chông sắt thường được rải trên đường hành quân của bộ binh địch. Ở môi trường rừng rậm, chông rất khó bị phát hiện do nằm lẫn vào thảm cây cỏ ở bề mặt rừng.Nếu một người dẫm phải, mũi chông có thể xuyên qua đế giày cao su để cắm sâu vào lòng bàn chân.Người dính vết thương như vậy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có khả năng bị loại khỏi vòng chiến vì không thể tiếp tục hành quân, chiến đấu với bàn chân đau đớn.Vết thương do chông sắt gây ra trong môi trưởng ẩm ướt, nhiều vi trùng ở rừng rậm cũng ẩn chứa nguy cơ gây nhiễm trùng nặng nếu không xử lý y tế tức thì. Chỉ cần một người dính chông, cuộc hành quân của cả đơn vị sẽ bị gián đoạn.Bên cạnh hoạt động chống càn, chông sắt còn được dùng để rải xuống các tuyến đường giao thông nhằm vô hiệu hóa phương tiện cơ giới bánh lốp của địch.Không chỉ gây ra những thiệt hại hữu hình, thứ vũ khí thô sơ, có thể chế tạo hàng loạt rất nhanh chóng này còn đánh vào tâm lý các binh sĩ trong hàng ngũ đối phương, khiến họ hoang mang lo sợ, phải cẩn trọng trong mọi đường đi nước bước của mình...Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.
Có thể coi chông sắt tự tạo là vũ khí đơn giản bậc nhất mà quân và dân ta đã sử dụng để đánh giặc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Dù cực kỳ thô sơ, sức mạnh của loại vũ khí này là không thể coi thường. (Hiện vật của Bảo tàng TP HCM).
Đây là những chiếc chông được làm từ thanh sắt dài khoảng một gang tay, có hai đầu nhọn. Chỉ cần bẻ gập hai đầu, thường là theo hai hướng vuông góc với nhau, chông đã sẵn sàng tham chiến.
Với hình dáng đặc thù, chỉ cần thả xuống đất là chông sắt luôn có một đầu nhọn chĩa lên trên. Vì vậy mà việc rải chông có thể được tiến hành rất nhanh chóng.
Chông sắt thường được rải trên đường hành quân của bộ binh địch. Ở môi trường rừng rậm, chông rất khó bị phát hiện do nằm lẫn vào thảm cây cỏ ở bề mặt rừng.
Nếu một người dẫm phải, mũi chông có thể xuyên qua đế giày cao su để cắm sâu vào lòng bàn chân.
Người dính vết thương như vậy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có khả năng bị loại khỏi vòng chiến vì không thể tiếp tục hành quân, chiến đấu với bàn chân đau đớn.
Vết thương do chông sắt gây ra trong môi trưởng ẩm ướt, nhiều vi trùng ở rừng rậm cũng ẩn chứa nguy cơ gây nhiễm trùng nặng nếu không xử lý y tế tức thì. Chỉ cần một người dính chông, cuộc hành quân của cả đơn vị sẽ bị gián đoạn.
Bên cạnh hoạt động chống càn, chông sắt còn được dùng để rải xuống các tuyến đường giao thông nhằm vô hiệu hóa phương tiện cơ giới bánh lốp của địch.
Không chỉ gây ra những thiệt hại hữu hình, thứ vũ khí thô sơ, có thể chế tạo hàng loạt rất nhanh chóng này còn đánh vào tâm lý các binh sĩ trong hàng ngũ đối phương, khiến họ hoang mang lo sợ, phải cẩn trọng trong mọi đường đi nước bước của mình...
Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.