Linh vật chim lạc trên Bảo vật quốc gia Trống đồng Ngọc Lũ (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội). Chim lạc là vật tổ của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, gắn với huyền thoại về nguồn gốc dân tộc qua tín ngưỡng thờ vật Tổ.Linh vật rồng trên Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc Điện Kính Thiên (di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Ở Việt Nam, rồng là linh vật gắn với cội nguồn dân tộc thông qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, đồng thời là biểu tượng của bậc đế vương theo hệ giá trị phong kiến Á Đông.Linh vật kỳ lân trên Bảo vật quốc gia Bia điện Nam Giao (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội). Theo truyền thuyết, kỳ lân là loài vật có móng guốc, thân phủ vẩy cá, là biểu tượng cho lòng nhân từ, mỗi khi nó xuất hiện là điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời.Linh vật rùa trên Bảo vật quốc gia Bia tiến sĩ Văn Miếu (di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Rùa là con vật được linh hóa, biểu trưng cho sự bền vững trường tồn, thường được tạc trong thức đội bia đá, tháp Phật hoặc trang trí trên đồ vật.Linh vật chim phượng trên Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng (di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Theo truyền thuyết, phượng là vua của các loài chim, mang nhiều đức tính cao đẹp, chỉ xuất hiện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.Linh vật sư tử trên Bảo vật quốc gia Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (chùa Hương Lãng, Hưng Yên). Sư tử nguyên là linh vật Phật giáo được truyền vào Việt Nam, được cải biến phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, thường mang ý nghĩa của một linh vật bảo hộ, trấn giữ chốn thiêng.Linh vật bồ lao trên Bảo vật quốc gia Chuông chùa Vân Bản (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội). Theo truyền thuyết, bồ lao là động vật biển dạng rồng hai đầu, khi bị cá kình đuổi thì kêu rất to. Người xưa đúc chuông thường làm quai bồ lao, dùi hình cá kình để chuông kêu vang xa.Linh vật voi trên Bảo vật quốc gia Bộ tượng linh thú chùa Phật Tích (chùa Phật Tích, Bắc Ninh). Voi vốn là linh vật Phật giáo, tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và sự kiên định. Với ý nghĩa như vậy, voi là một linh vật hiện diện trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam từ xưa.Linh vật hổ trên Bảo vật quốc gia Cửu đỉnh nhà Nguyễn (di tích Hoàng thành Huế, Thừa Thiên Huế). Hổ là loài vật được người Việt linh hóa, biểu trưng cho quyền uy và sức mạnh. Hổ thường được đặt trấn giữ ở cổng các công trình kiến trúc cổ.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Linh vật chim lạc trên Bảo vật quốc gia Trống đồng Ngọc Lũ (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội). Chim lạc là vật tổ của cư dân Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, gắn với huyền thoại về nguồn gốc dân tộc qua tín ngưỡng thờ vật Tổ.
Linh vật rồng trên Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc Điện Kính Thiên (di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Ở Việt Nam, rồng là linh vật gắn với cội nguồn dân tộc thông qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, đồng thời là biểu tượng của bậc đế vương theo hệ giá trị phong kiến Á Đông.
Linh vật kỳ lân trên Bảo vật quốc gia Bia điện Nam Giao (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội). Theo truyền thuyết, kỳ lân là loài vật có móng guốc, thân phủ vẩy cá, là biểu tượng cho lòng nhân từ, mỗi khi nó xuất hiện là điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời.
Linh vật rùa trên Bảo vật quốc gia Bia tiến sĩ Văn Miếu (di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Rùa là con vật được linh hóa, biểu trưng cho sự bền vững trường tồn, thường được tạc trong thức đội bia đá, tháp Phật hoặc trang trí trên đồ vật.
Linh vật chim phượng trên Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng (di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Theo truyền thuyết, phượng là vua của các loài chim, mang nhiều đức tính cao đẹp, chỉ xuất hiện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.
Linh vật sư tử trên Bảo vật quốc gia Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (chùa Hương Lãng, Hưng Yên). Sư tử nguyên là linh vật Phật giáo được truyền vào Việt Nam, được cải biến phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, thường mang ý nghĩa của một linh vật bảo hộ, trấn giữ chốn thiêng.
Linh vật bồ lao trên Bảo vật quốc gia Chuông chùa Vân Bản (BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội). Theo truyền thuyết, bồ lao là động vật biển dạng rồng hai đầu, khi bị cá kình đuổi thì kêu rất to. Người xưa đúc chuông thường làm quai bồ lao, dùi hình cá kình để chuông kêu vang xa.
Linh vật voi trên Bảo vật quốc gia Bộ tượng linh thú chùa Phật Tích (chùa Phật Tích, Bắc Ninh). Voi vốn là linh vật Phật giáo, tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và sự kiên định. Với ý nghĩa như vậy, voi là một linh vật hiện diện trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam từ xưa.
Linh vật hổ trên Bảo vật quốc gia Cửu đỉnh nhà Nguyễn (di tích Hoàng thành Huế, Thừa Thiên Huế). Hổ là loài vật được người Việt linh hóa, biểu trưng cho quyền uy và sức mạnh. Hổ thường được đặt trấn giữ ở cổng các công trình kiến trúc cổ.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.