Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa.Tòa điện này được xây kiểu "trùng thiềm điệp ốc" như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ "vì kèo chồng rường giả thủ", nhà sau 5 gian với 6 bộ "vì kèo cánh ác". Công trình đặt trên nền cao 1,1m, vỉa ốp đá thanh.Phần mái điện Long An lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động.Hình tượng lưỡng long tranh châu trang trí trên đỉnh mái.Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính, một đặc điểm giống với tòa điện chính của cung Diên Thọ trong Hoàng thành.Điều khác biệt lớn giữa điện Long An so với các ngôi điện khác của nhà Nguyễn là những chi tiết gỗ không sơn son thếp vàng mà chỉ để mộc trơn.Các bộ vì kèo được chạm trổ cực kỳ tinh xảo với hình “lưỡng long tranh châu” hay hình rồng ngang, được coi là một trong những bộ vì kèo đẹp nhất của cung điện Huế.Các liên ba, đồ bản chạm khắc nhiều bài thơ là trước tác của vua Thiệu Trị, được bố trí sắp xếp hầu hết ở các khu vực bên trong ngôi điện một cách hài hòa.Về mặt lịch sử, điện Long An đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.Tòa điện này vốn là chính điện của cung Bảo Định, được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847), tại bờ Bắc sông Ngự Hà (phường Tây Lộc của TP Huế ngày nay) để làm nơi nghỉ lại của nhà vua sau khi tiến hành lễ cày ruộng Tịch Điền - lễ mở đầu cho vụ mùa mới tổ chức đầu xuân.Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, điện Long An là nơi quàn thi hài của vua trong 8 tháng, trước khi làm lễ Ninh lăng (đưa đi an táng). Bài vị của vua Thiệu Trị cũng được đưa vào thờ tại điện Long An ngoài nơi thờ chính thức trong Thế Miếu.Khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, quân Pháp tràn vào ngôi điện, làm mất đi sự tôn nghiêm của một nơi thờ phụng. Sau biến cố này, bài vị của vua Thiệu Trị được đưa vào thờ tại điện Phụng Tiên bên trong Hoàng thành.Sau khi cung Bảo Định bị triệt giải năm 1909, điện Long An được dời về vị trí hiện nay để làm Tân Thơ Viện - nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh - chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó.Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập với mục đích sưu tầm và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hóa - lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế và thời Nguyễn, đã lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Sau đó, hàng ngàn hiện vật được đưa về đây cất giữ.Năm 1923, Tân Thơ Viện chuyển đổi thành Bảo tàng Khải Định, nơi gìn giữ và trưng bày những hiện vật do những hội viên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tầm được.Sau nhiều thập niên chiến tranh, điện Long An đã may mắn không bị tàn phá, vẫn còn khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỷ tồn tại. Bảo tàng trong điện vẫn còn hoạt động dưới sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế với tên gọi Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.Ngày nay, đây là bảo tàng sở hữu bộ sưu tập hiện vật của thời Nguyễn vào loại phong phú bậc nhất Việt Nam. Nhiều hiện vật trưng bày là vật dụng đã từng qua tay các vị vua nhà Nguyễn.Vào năm 1993, điện Long An trở thành một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày. Đến năm 1997, công trình này được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam.Xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế bằng công nghệ 3D
Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa.
Tòa điện này được xây kiểu "trùng thiềm điệp ốc" như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ "vì kèo chồng rường giả thủ", nhà sau 5 gian với 6 bộ "vì kèo cánh ác". Công trình đặt trên nền cao 1,1m, vỉa ốp đá thanh.
Phần mái điện Long An lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của
điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động.
Hình tượng lưỡng long tranh châu trang trí trên đỉnh mái.
Mặt ngoài điện lắp các khung cửa kính, một đặc điểm giống với tòa điện chính của
cung Diên Thọ trong Hoàng thành.
Điều khác biệt lớn giữa điện Long An so với các ngôi điện khác của nhà Nguyễn là những chi tiết gỗ không sơn son thếp vàng mà chỉ để mộc trơn.
Các bộ vì kèo được chạm trổ cực kỳ tinh xảo với hình “lưỡng long tranh châu” hay hình rồng ngang, được coi là một trong những bộ vì kèo đẹp nhất của cung điện Huế.
Các liên ba, đồ bản chạm khắc nhiều bài thơ là trước tác của vua Thiệu Trị, được bố trí sắp xếp hầu hết ở các khu vực bên trong ngôi điện một cách hài hòa.
Về mặt lịch sử, điện Long An đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.
Tòa điện này vốn là chính điện của cung Bảo Định, được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847), tại bờ Bắc sông Ngự Hà (phường Tây Lộc của TP Huế ngày nay) để làm nơi nghỉ lại của nhà vua sau khi tiến hành lễ cày ruộng Tịch Điền - lễ mở đầu cho vụ mùa mới tổ chức đầu xuân.
Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, điện Long An là nơi quàn thi hài của vua trong 8 tháng, trước khi làm lễ Ninh lăng (đưa đi an táng). Bài vị của vua Thiệu Trị cũng được đưa vào thờ tại điện Long An ngoài nơi thờ chính thức trong
Thế Miếu.
Khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, quân Pháp tràn vào ngôi điện, làm mất đi sự tôn nghiêm của một nơi thờ phụng. Sau biến cố này, bài vị của vua Thiệu Trị được đưa vào thờ tại điện Phụng Tiên bên trong Hoàng thành.
Sau khi cung Bảo Định bị triệt giải năm 1909, điện Long An được dời về vị trí hiện nay để làm Tân Thơ Viện - nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh - chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó.
Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập với mục đích sưu tầm và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn hóa - lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế và thời Nguyễn, đã lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Sau đó, hàng ngàn hiện vật được đưa về đây cất giữ.
Năm 1923, Tân Thơ Viện chuyển đổi thành Bảo tàng Khải Định, nơi gìn giữ và trưng bày những hiện vật do những hội viên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tầm được.
Sau nhiều thập niên chiến tranh, điện Long An đã may mắn không bị tàn phá, vẫn còn khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỷ tồn tại. Bảo tàng trong điện vẫn còn hoạt động dưới sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế với tên gọi Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.
Ngày nay, đây là bảo tàng sở hữu bộ sưu tập hiện vật của thời Nguyễn vào loại phong phú bậc nhất Việt Nam. Nhiều hiện vật trưng bày là vật dụng đã từng qua tay các vị vua nhà Nguyễn.
Vào năm 1993, điện Long An trở thành một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày. Đến năm 1997, công trình này được công nhận là di tích cấp quốc gia của Việt Nam.
Xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế bằng công nghệ 3D