Mới đây, nhà chức trách Australia thông báo sẽ cấm hoạt động leo núi tại núi thiêng Uluru từ tháng 10/2019 do lo ngại về vấn đề an toàn và bảo tồn văn hóa.Ngọn núi Uluru được người Anangu Pitjantjatjara - tộc người bản địa trong khu vực xem là nơi linh thiêng. Theo quan niệm của người Anangu Pitjantjatjara, nếu người nào mang một mẩu đá lấy từ khối đá Uluru về làm quà lưu niệm thì sẽ gặp phải những điều xui xẻo.Núi Uluru được đánh giá là "kỳ quan" giữa sa mạc khô cằn của Australia. Với chiều cao lên tới 348m, dài 3 km, chu vi chân núi khoảng 8,5 km, du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp khi đứng trước ngọn núi linh thiêng này.Vào năm 2015, 300.000 người đã đặt chân đến núi Uluru để chiêm ngưỡng "kỳ quan" có thể biến đổi màu sắc từ đỏ nhạt cho đến đỏ cam, đỏ sẫm, vàng nâu hoặc tím một cách kỳ lạ vào từng thời điểm trong ngày trước sự thay đổi của thời tiết.Việc leo núi tại núi thiêng Uluru khiến những người leo núi gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt và độ cao của ngọn núi.Hoạt động leo núi tại Uluru sẽ chính thức bị cấm từ ngày 26/10/2019 - trùng với ngày kỷ niệm 34 năm kể từ ngày chính phủ Australia trao trả quyền quản lý "kỳ quan" này về với người bản địa Anangu.Do vậy, thay vì leo núi tại Uluru, du khách sẽ có cơ hội khám phá khu vực xung quanh ngọn núi này và ngắm nhìn vẻ đẹp ngoạn mục nó từ phía dưới.Núi Uluru có màu đỏ cam do phản chiếu ánh mặt trời.Rất nhiều người nổi tiếng đã ghé thăm núi Uluru trong thời gian qua. Nổi tiếng là vợ chồng hoàng tử William đưa Hoàng tử George 8 tháng tuổi đến núi thiêng này năm 2014.
Mới đây, nhà chức trách Australia thông báo sẽ cấm hoạt động leo núi tại núi thiêng Uluru từ tháng 10/2019 do lo ngại về vấn đề an toàn và bảo tồn văn hóa.
Ngọn núi Uluru được người Anangu Pitjantjatjara - tộc người bản địa trong khu vực xem là nơi linh thiêng. Theo quan niệm của người Anangu Pitjantjatjara, nếu người nào mang một mẩu đá lấy từ khối đá Uluru về làm quà lưu niệm thì sẽ gặp phải những điều xui xẻo.
Núi Uluru được đánh giá là "kỳ quan" giữa sa mạc khô cằn của Australia. Với chiều cao lên tới 348m, dài 3 km, chu vi chân núi khoảng 8,5 km, du khách sẽ cảm thấy choáng ngợp khi đứng trước ngọn núi linh thiêng này.
Vào năm 2015, 300.000 người đã đặt chân đến núi Uluru để chiêm ngưỡng "kỳ quan" có thể biến đổi màu sắc từ đỏ nhạt cho đến đỏ cam, đỏ sẫm, vàng nâu hoặc tím một cách kỳ lạ vào từng thời điểm trong ngày trước sự thay đổi của thời tiết.
Việc leo núi tại núi thiêng Uluru khiến những người leo núi gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt và độ cao của ngọn núi.
Hoạt động leo núi tại Uluru sẽ chính thức bị cấm từ ngày 26/10/2019 - trùng với ngày kỷ niệm 34 năm kể từ ngày chính phủ Australia trao trả quyền quản lý "kỳ quan" này về với người bản địa Anangu.
Do vậy, thay vì leo núi tại Uluru, du khách sẽ có cơ hội khám phá khu vực xung quanh ngọn núi này và ngắm nhìn vẻ đẹp ngoạn mục nó từ phía dưới.
Núi Uluru có màu đỏ cam do phản chiếu ánh mặt trời.
Rất nhiều người nổi tiếng đã ghé thăm núi Uluru trong thời gian qua. Nổi tiếng là vợ chồng hoàng tử William đưa Hoàng tử George 8 tháng tuổi đến núi thiêng này năm 2014.