Tháp Phú Diên thôn Mỹ Khánh , xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là một toàn tháp Chăm cổ có 1-0-2 ở Việt Nam. Tháp nằm sâu dưới lòng cồn cát từ 5 – 7 m, thấp hơn mực nước biển 3-4 m và chỉ cách mép nước biển 120 m.
Đây là một vị trí rất đặc biệt so với các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Phần lớn các tháp Chăm này đều nằm trên các đỉnh đồi và cách xa bờ biển.
Cấu trúc còn lại của Tháp Phú Diên gồm phần móng tháp, đế tháp, chân tháp, thân tháp, diềm mái và lòng tháp. Mặt bằng lớp dưới cùng của tháp dài 8,22m, rộng 7,12m.
Tháp có 4 cửa, gồm 1 cửa chính và 3 cửa còn lại là cửa giả. Trong lòng tháp có một Yoni (sinh thực khí nữ) bằng đá hình vuông, ở giữa còn một cái gờ hình tròn là chân đế cho một Linga (sinh thực khí nam).
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, tháp Phú Diên thuộc dạng tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm.
Ðây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Chăm xây dựng bằng chất liệu bền vững và là một trong những kiến trúc tháp có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm hiện nay. Trong các tháp Chăm ở Việt Nam, tháp Phú Diên là tòa tháp mới nhất được ghi nhận. Di tích này được phát hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Vào tháng 4/2001 tại điễm khai thác quặng titan số 3 trên bờ biễn xã Phú Diên, một nhóm công nhân của Xí nghiệp Titan II đã tình cờ phát hiện một công trình kiến trúc độc đáo bằng gạch nằm sâu dưới lòng cát. Việc tiến hành khai quật chính thức được thực hiện vào tháng 9 cùng năm.
Sau khi phát lộ, tòa tháp đã được bảo vệ bằng các biện pháp như: xây dựng nhà che mưa nắng, khoanh vùng, dựng nhiều cột gỗ chống nghiêng đổ, xây đê bao tránh cát bay vùi lấp và chặn nước xói mòn...Theo nhận định của các nhà chuyên môn, đây là ngôi tháp Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất so với những công trình kiến trúc Chăm khác được tìm thấy trong khu vực phía Bắc đèo Hải Vân.
Tháp Phú Diên thôn Mỹ Khánh , xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là một toàn tháp Chăm cổ có 1-0-2 ở Việt Nam. Tháp nằm sâu dưới lòng cồn cát từ 5 – 7 m, thấp hơn mực nước biển 3-4 m và chỉ cách mép nước biển 120 m.
Đây là một vị trí rất đặc biệt so với các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Phần lớn các tháp Chăm này đều nằm trên các đỉnh đồi và cách xa bờ biển.
Cấu trúc còn lại của Tháp Phú Diên gồm phần móng tháp, đế tháp, chân tháp, thân tháp, diềm mái và lòng tháp. Mặt bằng lớp dưới cùng của tháp dài 8,22m, rộng 7,12m.
Tháp có 4 cửa, gồm 1 cửa chính và 3 cửa còn lại là cửa giả. Trong lòng tháp có một Yoni (sinh thực khí nữ) bằng đá hình vuông, ở giữa còn một cái gờ hình tròn là chân đế cho một Linga (sinh thực khí nam).
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, tháp Phú Diên thuộc dạng tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm.
Ðây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Chăm xây dựng bằng chất liệu bền vững và là một trong những kiến trúc tháp có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm hiện nay.
Trong các tháp Chăm ở Việt Nam, tháp Phú Diên là tòa tháp mới nhất được ghi nhận. Di tích này được phát hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
Vào tháng 4/2001 tại điễm khai thác quặng titan số 3 trên bờ biễn xã Phú Diên, một nhóm công nhân của Xí nghiệp Titan II đã tình cờ phát hiện một công trình kiến trúc độc đáo bằng gạch nằm sâu dưới lòng cát. Việc tiến hành khai quật chính thức được thực hiện vào tháng 9 cùng năm.
Sau khi phát lộ, tòa tháp đã được bảo vệ bằng các biện pháp như: xây dựng nhà che mưa nắng, khoanh vùng, dựng nhiều cột gỗ chống nghiêng đổ, xây đê bao tránh cát bay vùi lấp và chặn nước xói mòn...
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, đây là ngôi tháp Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất so với những công trình kiến trúc Chăm khác được tìm thấy trong khu vực phía Bắc đèo Hải Vân.