Được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp và có quy mô lớn nhất Việt Nam, tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay.Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m. Với chiều cao này, tháp Dương Long là tòa tháp cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam.
Giá trị của tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao mà còn ở phong cách kiến trúc độc đáo. Phần thân của các ngọn tháp xây bằng gạch đặt trên đế được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.Các hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ thể hiện nhiều đề tài khác nhau như hoa lá, các linh vật và cả những bầu vú tròn trịa thể hiện văn hóa phồn thực của người Chăm cổ.
Các cửa giả ở hai bên mỗi ngọn tháp cũng được ốp những phiến đá trạm trổ cầu kỳ, dù đã hư hại nhiều những vẫn toát lên vẻ đẹp tráng lệ.
Bộ mái của các tháp có cấu trúc nhiều tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp. Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng đều được ghép bằng đá nguyên khối. Xung quanh 3 ngọn tháp còn nền móng của các công trình đã sụp đổ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quy mô lớn, thể hiện các biểu tượng tín ngưỡng của người Chăm, cho thấy quy mô của di tích trong quá khứ hoành tráng hơn bây giờ rất nhiều.
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy mang các đặc trưng của tháp Chăm Pa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm nét nghệ thuật Khmer.Trong lịch sử Chăm Pa giai đoạn từ đầu thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13 đất nước liên tục phải chiến đấu chống lại những cuộc tiến công của vương quốc Chân Lạp. Kinh đô Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay) của Chăm Pa đã từng bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Khmer trong thời gian tương đối dài. Có khả năng tháp đã được xây dựng vào thời kì Chăm Pa bị người Khmer đô hộ. Dù có một giá trị lịch sử và kiến trúc đặc biệt, tháp Dương Long hiện tại chưa được nhiều du khách ghé thăm vì nằm ở một vị trí khá xa so với các trục đường giao thông chính.
Được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp và có quy mô lớn nhất Việt Nam, tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, được xây dựng ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay.
Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30m đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36m.
Với chiều cao này, tháp Dương Long là tòa tháp cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam.
Giá trị của tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao mà còn ở phong cách kiến trúc độc đáo.
Phần thân của các ngọn tháp xây bằng gạch đặt trên đế được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Các hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ thể hiện nhiều đề tài khác nhau như hoa lá, các linh vật và cả những bầu vú tròn trịa thể hiện văn hóa phồn thực của người Chăm cổ.
Các cửa giả ở hai bên mỗi ngọn tháp cũng được ốp những phiến đá trạm trổ cầu kỳ, dù đã hư hại nhiều những vẫn toát lên vẻ đẹp tráng lệ.
Bộ mái của các tháp có cấu trúc nhiều tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp. Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng đều được ghép bằng đá nguyên khối.
Xung quanh 3 ngọn tháp còn nền móng của các công trình đã sụp đổ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quy mô lớn, thể hiện các biểu tượng tín ngưỡng của người Chăm, cho thấy quy mô của di tích trong quá khứ hoành tráng hơn bây giờ rất nhiều.
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy mang các đặc trưng của tháp Chăm Pa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm nét nghệ thuật Khmer.
Trong lịch sử Chăm Pa giai đoạn từ đầu thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13 đất nước liên tục phải chiến đấu chống lại những cuộc tiến công của vương quốc Chân Lạp. Kinh đô Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay) của Chăm Pa đã từng bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Khmer trong thời gian tương đối dài. Có khả năng tháp đã được xây dựng vào thời kì Chăm Pa bị người Khmer đô hộ.
Dù có một giá trị lịch sử và kiến trúc đặc biệt, tháp Dương Long hiện tại chưa được nhiều du khách ghé thăm vì nằm ở một vị trí khá xa so với các trục đường giao thông chính.