Tháp Nhạn là một tháp Chăm cổ nằm trên núi Nhạn, một trong những thắng cảnh tiêu biểu của TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên - địa phượng được chọn làm bối cảnh của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".Theo các nhà sử học, tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng thế kỉ 12.Tháp Nhạn cao khoảng 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m, có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Po Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao.Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới.Cửa chính của tháp ở hướng Đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới.Vật liệu xây dựng tháp bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm.Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã nã pháo vào tháp Nhạn làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ.Vào cuối năm 1960, chính quyền Sài Gòn đã cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.Bàn thờ hình Linga - Yoni bằng đá bên trong tháp.Một tác phẩm điêu khắc Chăm cổ được lưu giữ trong tháp.Phong cảnh Phú Yên nhìn từ tháp Nhạn.
Tháp Nhạn là một tháp Chăm cổ nằm trên núi Nhạn, một trong những thắng cảnh tiêu biểu của TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên - địa phượng được chọn làm bối cảnh của bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".
Theo các nhà sử học, tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng thế kỉ 12.
Tháp Nhạn cao khoảng 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m, có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Po Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao.
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới.
Cửa chính của tháp ở hướng Đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.
Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới.
Vật liệu xây dựng tháp bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã nã pháo vào tháp Nhạn làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ.
Vào cuối năm 1960, chính quyền Sài Gòn đã cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.
Bàn thờ hình Linga - Yoni bằng đá bên trong tháp.
Một tác phẩm điêu khắc Chăm cổ được lưu giữ trong tháp.
Phong cảnh Phú Yên nhìn từ tháp Nhạn.