Triển lãm trưng bày khoảng 200 bức ảnh tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt có 50 bản đồ cổ của Việt Nam, bản đồ xưa của Trung Quốc...Bản đồ của một số nước phương Tây vẽ ở thế kỷ 16, 17, 18; bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ 1838 triều Minh Mạng thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay)...Bản đồ địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước, do Phạm Vọng biên soạn và khắc in lần đầu tiên vào năm 1853, trong đó ghi địa danh Hoàng Sa chử (Bãi cát vàng) thuộc lãnh hải nước Đại Nam,… Đặc biệt, triển lãm trưng bày hai bia khẳng định chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa xây dựng tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 (nay thuộc hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa) là di tích cấp quốc gia. Triển lãm cũng trưng bày một số hình ảnh Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thêm vào đó, triển lãm cũng trưng bày một số tàu Trung Quốc hung hãn đâm va, phun vòi nước làm hư hỏng tàu của ta. Những hình ảnh về hoạt động của các tàu chấp pháp của ta tại vùng biển Hoàng Sa cũng được trưng bày tại triển lãm “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Ngoài ra, còn trưng bày những hình ảnh nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế cùng chung tay góp sức ủng hộ ngư dân và lực lượng cảnh sát biển ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc; người Việt ở nước ngoài hướng về biển Đông...
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30/6. Nhiều tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Triển lãm trưng bày khoảng 200 bức ảnh tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt có 50 bản đồ cổ của Việt Nam, bản đồ xưa của Trung Quốc...
Bản đồ của một số nước phương Tây vẽ ở thế kỷ 16, 17, 18; bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ 1838 triều Minh Mạng thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay)...
Bản đồ địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước, do Phạm Vọng biên soạn và khắc in lần đầu tiên vào năm 1853, trong đó ghi địa danh Hoàng Sa chử (Bãi cát vàng) thuộc lãnh hải nước Đại Nam,…
Đặc biệt, triển lãm trưng bày hai bia khẳng định chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa xây dựng tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 (nay thuộc hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa) là di tích cấp quốc gia.
Triển lãm cũng trưng bày một số hình ảnh Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thêm vào đó, triển lãm cũng trưng bày một số tàu Trung Quốc hung hãn đâm va, phun vòi nước làm hư hỏng tàu của ta.
Những hình ảnh về hoạt động của các tàu chấp pháp của ta tại vùng biển Hoàng Sa cũng được trưng bày tại triển lãm “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
Ngoài ra, còn trưng bày những hình ảnh nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế cùng chung tay góp sức ủng hộ ngư dân và lực lượng cảnh sát biển ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc; người Việt ở nước ngoài hướng về biển Đông...
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30/6.
Nhiều tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.