Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập từ năm 1922, với chức năng chính là nghiên cứu khoa học về biển, ngay sau đó, liên tục đến tháng 7/1953, Viện đã tổ chức 7 chuyến tàu khảo sát nghiên cứu tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Các loại mẫu san hô được trưng bày. Trong thời kỳ này, Viện đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học biển với một số đề tài có giá trị, trong đó có Báo cáo chế độ thủy văn ở Đông Dương được đánh giá rất cao. Từ đó đến nay Viện như một bảo tàng khổng lồ lưu trữ khoảng 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và động thực vật trong các ao, hồ nước ngọt (bao gồm cả Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Biển Hồ Campuchia). Ảnh: Các mẫu sinh vật biển vùng Hoàng Sa và Trường Sa được lưu giữ gần 100 năm qua tại đây.
Đây là nơi lưu trữ một bộ mẫu vật lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ ở khu vực và là kết quả dày công nghiên cứu, tìm kiếm của Viện Hải dương học trong suốt quá trình hoạt động. Ảnh: Các nhà báo đang tìm hiểu về các mẫu sinh vật biển.
Chính vì vậy, vừa được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” vào cuối năm 2012. Ảnh: Công nhận kỷ lục.
Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý như: hàng ngàn mẫu sinh vật được khảo sát, thu thập thời gian rất dài từ ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, hình ảnh đèn hải đăng tại đảo Hoàng Sa, thuyền độc mộc đội khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa…tất cả đều là bằng chứng đanh thép khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Ảnh: Du khách Nga đang tìm hiểu về Trường Sa trên bản đồ cổ. Từ năm 2011, Viện Hải Dương học đã đưa Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào khai thác. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt người đến thăm quan, qua đó, giúp người dân và du khách hiểu biết thêm nguồn gốc của hàng ngàn mẫu sinh vật, địa chất và hiểu biết rõ hơn công cuộc khai thác, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta từ hàng trăm năm về trước. Ảnh: Du khách nước ngoài xem bản đồ. Giờ đây, Viện Hải Dương học trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Nha Trang, Khánh Hòa. Vừa qua, Viện Hải Dương Học được các cơ quan chức năng Khánh Hòa chọn là một trong 15 điểm lắp đặt các tấm bản đồ giới thiệu về chủ quyền biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân, du khách, nhất là khách quốc tế. Đây chính là biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hải đăng trên đảo Hoàng Sa năm 1938. Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ thời nhà Thanh 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa.
Hình ảnh tượng Phật, cột mốc tại Hoàng Sa năm 1938.
Khu vực trưng bày mẫu vật về biển đảo.
Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập từ năm 1922, với chức năng chính là nghiên cứu khoa học về biển, ngay sau đó, liên tục đến tháng 7/1953, Viện đã tổ chức 7 chuyến tàu khảo sát nghiên cứu tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Các loại mẫu san hô được trưng bày.
Trong thời kỳ này, Viện đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học biển với một số đề tài có giá trị, trong đó có Báo cáo chế độ thủy văn ở Đông Dương được đánh giá rất cao. Từ đó đến nay Viện như một bảo tàng khổng lồ lưu trữ khoảng 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và động thực vật trong các ao, hồ nước ngọt (bao gồm cả Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Biển Hồ Campuchia). Ảnh: Các mẫu sinh vật biển vùng Hoàng Sa và Trường Sa được lưu giữ gần 100 năm qua tại đây.
Đây là nơi lưu trữ một bộ mẫu vật lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ ở khu vực và là kết quả dày công nghiên cứu, tìm kiếm của Viện Hải dương học trong suốt quá trình hoạt động. Ảnh: Các nhà báo đang tìm hiểu về các mẫu sinh vật biển.
Chính vì vậy, vừa được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” vào cuối năm 2012. Ảnh: Công nhận kỷ lục.
Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý như: hàng ngàn mẫu sinh vật được khảo sát, thu thập thời gian rất dài từ ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, hình ảnh đèn hải đăng tại đảo Hoàng Sa, thuyền độc mộc đội khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa…tất cả đều là bằng chứng đanh thép khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Ảnh: Du khách Nga đang tìm hiểu về Trường Sa trên bản đồ cổ.
Từ năm 2011, Viện Hải Dương học đã đưa Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào khai thác. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt người đến thăm quan, qua đó, giúp người dân và du khách hiểu biết thêm nguồn gốc của hàng ngàn mẫu sinh vật, địa chất và hiểu biết rõ hơn công cuộc khai thác, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta từ hàng trăm năm về trước. Ảnh: Du khách nước ngoài xem bản đồ.
Giờ đây, Viện Hải Dương học trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Nha Trang, Khánh Hòa. Vừa qua, Viện Hải Dương Học được các cơ quan chức năng Khánh Hòa chọn là một trong 15 điểm lắp đặt các tấm bản đồ giới thiệu về chủ quyền biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân, du khách, nhất là khách quốc tế. Đây chính là biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hải đăng trên đảo Hoàng Sa năm 1938.
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ thời nhà Thanh 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa.
Hình ảnh tượng Phật, cột mốc tại Hoàng Sa năm 1938.
Khu vực trưng bày mẫu vật về biển đảo.