Vụ án đồng Nọc Nạn xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Ảnh: Cổng vào khu di tích lịch sử Nọc Nạn.Sự việc xảy ra sau khi tổ tiên của gia đình của hai anh em nông dân Biện Toại - Mười Chức cùng với những người nông dân khác đã đổ bao mồ hôi nước mắt để khẩn đất sình lầy thành đồng ruộng. Ảnh: Khuôn viên khu di tích chính là cánh đồng nơi xảy ra vụ thảm án năm xưa.Trong khi mọi người đang yên ổn làm ăn trên đồng Nọc Nạn thì có một cường hào ở vùng Giá Rai đã lợi dụng thời cơ, dựa vào thế lực của thực dân Pháp vận động đứng ra lập sổ để một người tên là Mã Ngân đứng làm tấm bình phong, rồi xin đóng thuế với thực dân Pháp để cướp đoạt đất đai do công lao của gia đình Biện Toại tạo ra. Ảnh: Mô hình phục dựng trong khu di tích.Sau đó, tên cường hào cùng tên Mã Ngân đem lính tráng vào đồng Nọc Nạn, tự tiện cắm trụ đá làm ranh đất, bắt hết thảy đám nông dân có công khai hoang phải ký giấy làm tá điền mướn ruộng. Ảnh: Trụ đá ranh giới được lưu giữ trong nhà lưu niệm của khu di tích.Trong số người không chịu được sự áp chế có anh em Biện Toại - Mười Chức và một đám nông dân. Họ đã nổi lên dùng gậy gộc, dao mác chống lại viên cò Pháp Tournier cùng đám lính mã tà, vì ăn tiền của tên cường hào mà biến thành tay sai, hằng ngày kéo vào đồng Nọc Nạn uy hiếp dân quê để cướp lúa ruộng. Ảnh: Mô hình phục dựng cuộc đấu tranh của người nông dân trên đồng Nọc Nạn.Cuộc đấu tranh của gia đình Biện Toại chống lại sự trấn áp của bọn thực dân Pháp đã xảy ra đẫm máu vào ngày 17/2/1928.Khoảng 7 giờ sáng, hai tên cò Tây là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay với hương chức làng mà thi hành lịnh án của tòa, đong số lúa trên phần đất của anh em Biện Toại - Mười Chức. Hai tên cò này không được cho biết là sẽ gặp khó khăn. Cùng đi với họ đến đống lúa có hương thân, hương hào và hương quản làng sở tại.Anh em nhà Biện Toại cất nhà rải rác hơi xa nhau, sát bờ rạch. Đống lúa thì ở ngoài ruộng, cách nhà họ chừng 500 thước. Dọc đường, khi đi ngang nhà Biện Toại hương hào bèn kêu réo để mời chứng kiến việc đong lúa nhưng không ai trả lời. Nhà cứ đóng cửa. Lập tức, hương hào bèn đến nhà Biện Toại và đến nhà bà mẹ là bà hương chánh Luông. Chẳng ai chịu đến cả.Đến gần đống lúa, tên cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình, thí dụ như một người em của Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa.Mười lăm phút sau một cô gái đi ra, hướng về đống lúa: cô Nguyễn Thị Trọng, em của Biện Toại, theo sau là cháu gái của Trọng tên là Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa thì phải giao biên nhận cho cô, cò Tournier tát cô Trọng. Cô Trọng rút con dao nhỏ trong người ra đâm tên cò Tournier, tên cò này lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại.Từ trong xóm, anh em Biện Toại chạy ra mang theo nào là súng, gậy gộc để chống lại tên cò Tournier. Khi Mười Chức chạy đến, tên cò Tournier bắn chỉ thiên một phát, nhưng Mười Chức cứ tiến tới và tên cò lại nhắm ngay Mười Chức mà bắn.Tuy bị thương rất nặng, Mười Chức vẫn cầm mác gượng nhào tới, đâm trúng bụng tên Tournier rồi cả hai đều ngã xuống.Anh em của Mười Chức tấn công bọn lính mã tà và tên cò Bouzou. Cò Bouzou rút súng lục bắn làm bị thương nặng bốn người. Ảnh: Khu mộ của gia đình anh em Biện Toại - Mười Chức.Kết quả, về phía gia đình Biện Toại thì có bốn người chết (ba đứa em ruột và một người em dâu là vợ Mười Chức). Ảnh: Bên trong khu mộ.Về phía đối phương chỉ có tên cò Bouzou chết. Bọn hương chức hội tề đã nhanh chân bôn tẩu từ khi thấy tình hình quá căng thẳng. Ảnh: Mộ ông Mười Chức.Để ghi lại sự kiện bi thương này, một khu di tích đã được xây dựng tại cánh đồng Nọc Nạn năm xưa. Ảnh: Nhà lưu niệm của khu di tích.
Vụ án đồng Nọc Nạn xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã đi vào lịch sử Việt Nam như biểu tượng của cuộc đấu tranh và phản kháng của nông dân với chính sách hà khắc của thực dân Pháp. Ảnh: Cổng vào khu di tích lịch sử Nọc Nạn.
Sự việc xảy ra sau khi tổ tiên của gia đình của hai anh em nông dân Biện Toại - Mười Chức cùng với những người nông dân khác đã đổ bao mồ hôi nước mắt để khẩn đất sình lầy thành đồng ruộng. Ảnh: Khuôn viên khu di tích chính là cánh đồng nơi xảy ra vụ thảm án năm xưa.
Trong khi mọi người đang yên ổn làm ăn trên đồng Nọc Nạn thì có một cường hào ở vùng Giá Rai đã lợi dụng thời cơ, dựa vào thế lực của thực dân Pháp vận động đứng ra lập sổ để một người tên là Mã Ngân đứng làm tấm bình phong, rồi xin đóng thuế với thực dân Pháp để cướp đoạt đất đai do công lao của gia đình Biện Toại tạo ra. Ảnh: Mô hình phục dựng trong khu di tích.
Sau đó, tên cường hào cùng tên Mã Ngân đem lính tráng vào đồng Nọc Nạn, tự tiện cắm trụ đá làm ranh đất, bắt hết thảy đám nông dân có công khai hoang phải ký giấy làm tá điền mướn ruộng. Ảnh: Trụ đá ranh giới được lưu giữ trong nhà lưu niệm của khu di tích.
Trong số người không chịu được sự áp chế có anh em Biện Toại - Mười Chức và một đám nông dân. Họ đã nổi lên dùng gậy gộc, dao mác chống lại viên cò Pháp Tournier cùng đám lính mã tà, vì ăn tiền của tên cường hào mà biến thành tay sai, hằng ngày kéo vào đồng Nọc Nạn uy hiếp dân quê để cướp lúa ruộng. Ảnh: Mô hình phục dựng cuộc đấu tranh của người nông dân trên đồng Nọc Nạn.
Cuộc đấu tranh của gia đình Biện Toại chống lại sự trấn áp của bọn thực dân Pháp đã xảy ra đẫm máu vào ngày 17/2/1928.
Khoảng 7 giờ sáng, hai tên cò Tây là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay với hương chức làng mà thi hành lịnh án của tòa, đong số lúa trên phần đất của anh em Biện Toại - Mười Chức. Hai tên cò này không được cho biết là sẽ gặp khó khăn. Cùng đi với họ đến đống lúa có hương thân, hương hào và hương quản làng sở tại.
Anh em nhà Biện Toại cất nhà rải rác hơi xa nhau, sát bờ rạch. Đống lúa thì ở ngoài ruộng, cách nhà họ chừng 500 thước. Dọc đường, khi đi ngang nhà Biện Toại hương hào bèn kêu réo để mời chứng kiến việc đong lúa nhưng không ai trả lời. Nhà cứ đóng cửa. Lập tức, hương hào bèn đến nhà Biện Toại và đến nhà bà mẹ là bà hương chánh Luông. Chẳng ai chịu đến cả.
Đến gần đống lúa, tên cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình, thí dụ như một người em của Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa.
Mười lăm phút sau một cô gái đi ra, hướng về đống lúa: cô Nguyễn Thị Trọng, em của Biện Toại, theo sau là cháu gái của Trọng tên là Tư, 14 tuổi. Cô Trọng yêu cầu sau khi đong lúa thì phải giao biên nhận cho cô, cò Tournier tát cô Trọng. Cô Trọng rút con dao nhỏ trong người ra đâm tên cò Tournier, tên cò này lấy báng súng đập cô ngất xỉu, sau đó lính mã tà trói cô lại.
Từ trong xóm, anh em Biện Toại chạy ra mang theo nào là súng, gậy gộc để chống lại tên cò Tournier. Khi Mười Chức chạy đến, tên cò Tournier bắn chỉ thiên một phát, nhưng Mười Chức cứ tiến tới và tên cò lại nhắm ngay Mười Chức mà bắn.
Tuy bị thương rất nặng, Mười Chức vẫn cầm mác gượng nhào tới, đâm trúng bụng tên Tournier rồi cả hai đều ngã xuống.
Anh em của Mười Chức tấn công bọn lính mã tà và tên cò Bouzou. Cò Bouzou rút súng lục bắn làm bị thương nặng bốn người. Ảnh: Khu mộ của gia đình anh em Biện Toại - Mười Chức.
Kết quả, về phía gia đình Biện Toại thì có bốn người chết (ba đứa em ruột và một người em dâu là vợ Mười Chức). Ảnh: Bên trong khu mộ.
Về phía đối phương chỉ có tên cò Bouzou chết. Bọn hương chức hội tề đã nhanh chân bôn tẩu từ khi thấy tình hình quá căng thẳng. Ảnh: Mộ ông Mười Chức.
Để ghi lại sự kiện bi thương này, một khu di tích đã được xây dựng tại cánh đồng Nọc Nạn năm xưa. Ảnh: Nhà lưu niệm của khu di tích.