Nằm trên địa bàn thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, ngôi chùa "rồng thiêng phát sáng" Bàn Long là một ngôi chùa có lịch sử rất lâu đời, gắn với sự hình thành của cố đô Hoa Lư.Theo tư liệu lịch sử, chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh dựa vào hình thế hang động của một ngọn núi thuộc dãy núi Đại Tượng.Tương truyền, nhân dân ở đây khi phát hiện ra động thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa tại đó.Tên gọi "Bàn Long tự” là tên gọi mà chúa Trịnh Sâm đặt cho chùa khi ông đến thăm nơi đây.Tên gọi này được đặt dựa theo một khối đá tự nhiên trong động có hình dáng như con rồng ngồi, rồng nổi rõ cả vảy.Dân gian kể rằng, vào những đợt nắng hạn, khi vảy rồng trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Vì thế, vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long.Chùa Bàn Long cũng là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp của dân tộc.Tại ngôi chùa này, ngày 8/2/1947, lực lượng Việt Minh đã đặt công binh xưởng K1 Tô Hiệu và kho vũ khí của Trung đoàn 34 Tất Thắng để sửa chữa vũ khí đạn dược cung cấp cho mặt trận Hà Nam Ninh.Hoạt động của công binh xưởng đã góp phần vào những thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở khu vực Hà Nam Ninh nói riêng và toàn quốc nói chung.Với những giá trị lịch sử to lớn, chùa Bàn Long đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1994.
Nằm trên địa bàn thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, ngôi chùa "rồng thiêng phát sáng" Bàn Long là một ngôi chùa có lịch sử rất lâu đời, gắn với sự hình thành của cố đô Hoa Lư.
Theo tư liệu lịch sử, chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh dựa vào hình thế hang động của một ngọn núi thuộc dãy núi Đại Tượng.
Tương truyền, nhân dân ở đây khi phát hiện ra động thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa tại đó.
Tên gọi "Bàn Long tự” là tên gọi mà chúa Trịnh Sâm đặt cho chùa khi ông đến thăm nơi đây.
Tên gọi này được đặt dựa theo một khối đá tự nhiên trong động có hình dáng như con rồng ngồi, rồng nổi rõ cả vảy.
Dân gian kể rằng, vào những đợt nắng hạn, khi vảy rồng trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Vì thế, vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long.
Chùa Bàn Long cũng là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Tại ngôi chùa này, ngày 8/2/1947, lực lượng Việt Minh đã đặt công binh xưởng K1 Tô Hiệu và kho vũ khí của Trung đoàn 34 Tất Thắng để sửa chữa vũ khí đạn dược cung cấp cho mặt trận Hà Nam Ninh.
Hoạt động của công binh xưởng đã góp phần vào những thắng lợi to lớn của quân và dân ta ở khu vực Hà Nam Ninh nói riêng và toàn quốc nói chung.
Với những giá trị lịch sử to lớn, chùa Bàn Long đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 1994.