Vào năm 1997, khi tiến hành khai quật trong một hố thám sát rộng chừng 200m2 ở Hoa Lư (Ninh Bình),các nhà khảo cố đã tìm ra những vết tích nền móng cung điện của cố đô xưa, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10. Từ vị trí của nền móng nằm gần khu vực đền thờ vua Đinh, vua Lê, các chuyên gia đã xác định đây chính là cung điện trung tâm của cố đô Hoa Lư, đầu não chính trị của đất nước Đại Việt khi mới hình thành. Những di tích được phát hiện đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư xưa, với thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê...Nhiều thông tin quý giá về kỹ thuật kiến trúc của người Việt cách đây 1.000 năm đã được hé mở, như cách nung gạch, cách thức đóng cọc làm móng… Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền được trang trí rất tinh xảo.Một viên gạch lát nền có hình chim phượng.
Tượng chim uyên ương dùng để trang trí bờ nóc cung điện.
Vào năm 1997, khi tiến hành khai quật trong một hố thám sát rộng chừng 200m2 ở Hoa Lư (Ninh Bình),các nhà khảo cố đã tìm ra những vết tích nền móng cung điện của cố đô xưa, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10.
Từ vị trí của nền móng nằm gần khu vực đền thờ vua Đinh, vua Lê, các chuyên gia đã xác định đây chính là cung điện trung tâm của cố đô Hoa Lư, đầu não chính trị của đất nước Đại Việt khi mới hình thành.
Những di tích được phát hiện đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư xưa, với thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê...
Nhiều thông tin quý giá về kỹ thuật kiến trúc của người Việt cách đây 1.000 năm đã được hé mở, như cách nung gạch, cách thức đóng cọc làm móng…
Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền được trang trí rất tinh xảo.
Một viên gạch lát nền có hình chim phượng.
Tượng chim uyên ương dùng để trang trí bờ nóc cung điện.