Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này. Potala toạ lạc trên đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa.Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ. Vật liệu xây dựng cung điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến 5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa. Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường hồng cung đắp màu son đỏ mà theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực.
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị.
Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Songtsen Gampo cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành của nhà Đường. Tên cung điện được đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara.
Sau khi bị hủy hoại vì những biến động lịch sử vào thế kỷ thứ 9, đến thế kỷ 17, cung điện Potala được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Losang Gyatso cho xây dựng lại hoàn toàn với quy mô cực lớn. Việc xây cất kéo dài trong suốt 50 năm mới hoàn thành. Từ đó đến nay, cung điện Potala đã may mắn không bị hủy hoại sau nhiều sự kiện lịch sử rối ren như cuộc chiến tranh năm 1959 hay Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh. Nhiều căn phòng bị cấm chụp ảnh. Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun sơn đỏ thắm buộc vải ngũ sắc.
Phía trên cánh cổng là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: “Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh” phía dưới.
Hai bên cổng là tranh vẽ Tứ Đại Thiên Vương, được xem là tứ tướng hộ pháp của Phật giáo Mật tông – tôn giáo truyền thống của người Tây Tạng. Đây là những kiệt tác vô gia của nghệ thuật Tây Tạng: Trên những vách tường của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. Trong ảnh là căn phòng dành cho các đời Đạt Lai Lạt Ma sinh sống. Trên nóc lâu đài có 8 tháp bọc vàng biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng.
Trong cung điện bài trí hàng nghìn bức tượng to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... tạo hình rất sinh động. Trong ảnh là tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng (trái) và Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc (phải), được tạc từ thế kỷ 17. Trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách đây hàng trăm năm. Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 bức tượng.
Ven tường bao ngoài dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc kinh luân (bánh xe Phật pháp) màu đồng in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi năm, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng đi bộ quanh cung điện Potala ít nhất một lần. Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất. Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm của mình. Ngày nay cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan mỗi năm. Công trình này xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.
Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hoá Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này.
Potala toạ lạc trên đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa.
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ.
Vật liệu xây dựng cung điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến 5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.
Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.
Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.
Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường hồng cung đắp màu son đỏ mà theo văn hoá người Tạng đó là biểu trưng quyền lực.
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị.
Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Songtsen Gampo cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành của nhà Đường. Tên cung điện được đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara.
Sau khi bị hủy hoại vì những biến động lịch sử vào thế kỷ thứ 9, đến thế kỷ 17, cung điện Potala được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Losang Gyatso cho xây dựng lại hoàn toàn với quy mô cực lớn. Việc xây cất kéo dài trong suốt 50 năm mới hoàn thành.
Từ đó đến nay, cung điện Potala đã may mắn không bị hủy hoại sau nhiều sự kiện lịch sử rối ren như cuộc chiến tranh năm 1959 hay Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.
Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh. Nhiều căn phòng bị cấm chụp ảnh.
Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun sơn đỏ thắm buộc vải ngũ sắc.
Phía trên cánh cổng là phù điêu 7 con sư tử trắng với dòng chữ: “Cánh cổng dẫn đến sự phồn vinh” phía dưới.
Hai bên cổng là tranh vẽ Tứ Đại Thiên Vương, được xem là tứ tướng hộ pháp của Phật giáo Mật tông – tôn giáo truyền thống của người Tây Tạng. Đây là những kiệt tác vô gia của nghệ thuật Tây Tạng:
Trên những vách tường của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. Trong ảnh là căn phòng dành cho các đời Đạt Lai Lạt Ma sinh sống.
Trên nóc lâu đài có 8 tháp bọc vàng biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.
Có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng.
Trong cung điện bài trí hàng nghìn bức tượng to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... tạo hình rất sinh động. Trong ảnh là tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng (trái) và Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc (phải), được tạc từ thế kỷ 17.
Trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách đây hàng trăm năm. Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 bức tượng.
Ven tường bao ngoài dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc kinh luân (bánh xe Phật pháp) màu đồng in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi năm, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng đi bộ quanh cung điện Potala ít nhất một lần. Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất.
Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm của mình.
Ngày nay cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan mỗi năm. Công trình này xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.