Khu di tích Triền Tranh (thuộc thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) nằm trên nền đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được khai quật đã phát lộ nhiều bí ẩn của khu tháp Chăm.Qua nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, dấu tích Chăm Triền Tranh là một khu tập giảng kinh sách Chăm lớn nhất của người Chăm lần đầu tiên phát hiện tại Quảng Nam.Khi thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, san lấp nền đường, đã phát hiện dấu tích của di tích Chăm dưới lòng đất ở độ sâu khoảng 0,5m. Sau hơn 2 tháng, các nhà khảo cổ học từ Viện Khảo cổ học Việt Nam đã hoàn thành việc khai quật trên diện tích 3.000m2 và phát lộ rất nhiều thành phần kiến trúc. Khu di tích Chăm 1.000 năm tuổi ở Quảng Nam này dài khoảng 60m cùng ngói, gạch, thanh đá bậc cửa, đồ đất nung Chăm, gốm sứ Đại Việt thời Trần, gốm sứ Trung Quốc…Phía sau khu đền thờ chính có kiến trúc chia ô nhỏ được các nhà nghiên cứu hình dung đây là dấu tích những ngôi nhà lợp ngói đã sụp đổ.Đây là khu phế tích 1.000 năm tuổi chứa nhiều “bí ẩn” chưa thể giải mã ngay được. Điều đó đồng nghĩa với giá trị văn hóa của khu di tích này cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn. Di tích này nằm gọn trong lòng một thung lũng hẹp, ba hướng bao bọc bởi núi đá, còn hướng phía bắc quay ra sông Thu Bồn.Kết quả khai quật ban đầu đã phát hiện nhiều hiện vật quí hiếm như một đài thờ vuông có chạm 4 con voi tìm thấy tại Triền Tranh, có kích thước cao 76 cm, rộng 75 cm, dày 63 cm. Đài thờ này được xác định niên đại khoảng thế kỷ 11-12. Tượng Vũ nữ Trà Kiệu của nghệ thuật Chăm vô cùng quí hiếm.Nhiều nhà khảo cổ nhận định vùng thung lũng Chiêm Sơn còn ẩn chứa nhiều phế tích Chăm dưới lòng đất đã được các nhà khảo cổ, nhà khoa học biết đến từ lâu, đồng thời khoanh vùng nghiên cứu và bảo vệ.Tuy nhiên không hiểu sao quá trình mở đường cao tốc, các nhà chuyên môn lại không nghiên cứu để có biện pháp nắn tuyến tránh vùng di tích quan trọng này.Số phận tháp Chăm nghìn tuổi vẫn lơ lửng vì đường cao tốc.
Khu di tích Triền Tranh (thuộc thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) nằm trên nền đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được khai quật đã phát lộ nhiều bí ẩn của khu tháp Chăm.
Qua nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, dấu tích Chăm Triền Tranh là một khu tập giảng kinh sách Chăm lớn nhất của người Chăm lần đầu tiên phát hiện tại Quảng Nam.
Khi thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, san lấp nền đường, đã phát hiện dấu tích của di tích Chăm dưới lòng đất ở độ sâu khoảng 0,5m. Sau hơn 2 tháng, các nhà khảo cổ học từ Viện Khảo cổ học Việt Nam đã hoàn thành việc khai quật trên diện tích 3.000m2 và phát lộ rất nhiều thành phần kiến trúc.
Khu di tích Chăm 1.000 năm tuổi ở Quảng Nam này dài khoảng 60m cùng ngói, gạch, thanh đá bậc cửa, đồ đất nung Chăm, gốm sứ Đại Việt thời Trần, gốm sứ Trung Quốc…
Phía sau khu đền thờ chính có kiến trúc chia ô nhỏ được các nhà nghiên cứu hình dung đây là dấu tích những ngôi nhà lợp ngói đã sụp đổ.
Đây là khu phế tích 1.000 năm tuổi chứa nhiều “bí ẩn” chưa thể giải mã ngay được. Điều đó đồng nghĩa với giá trị văn hóa của khu di tích này cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn.
Di tích này nằm gọn trong lòng một thung lũng hẹp, ba hướng bao bọc bởi núi đá, còn hướng phía bắc quay ra sông Thu Bồn.
Kết quả khai quật ban đầu đã phát hiện nhiều hiện vật quí hiếm như một đài thờ vuông có chạm 4 con voi tìm thấy tại Triền Tranh, có kích thước cao 76 cm, rộng 75 cm, dày 63 cm. Đài thờ này được xác định niên đại khoảng thế kỷ 11-12. Tượng Vũ nữ Trà Kiệu của nghệ thuật Chăm vô cùng quí hiếm.
Nhiều nhà khảo cổ nhận định vùng thung lũng Chiêm Sơn còn ẩn chứa nhiều phế tích Chăm dưới lòng đất đã được các nhà khảo cổ, nhà khoa học biết đến từ lâu, đồng thời khoanh vùng nghiên cứu và bảo vệ.
Tuy nhiên không hiểu sao quá trình mở đường cao tốc, các nhà chuyên môn lại không nghiên cứu để có biện pháp nắn tuyến tránh vùng di tích quan trọng này.
Số phận tháp Chăm nghìn tuổi vẫn lơ lửng vì đường cao tốc.