Hiện tượng sư tử đá kiểu Trung Quốc xuất hiện tràn lan tại các di tích của Việt Nam đã trở thành một vấn đế nóng bỏng khiến dư luận bức xúc trong năm 2014. Trước thực trạng này, Bộ VHTT&DL đã phải đưa ra văn bản khuyến cáo về việc không trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương. Đầu năm 2014, trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội ở Hà Nội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”. Ảnh: Viện Khảo cổ học. Vào lúc 11 giờ 57 phút giờ Qatar (tức 15 giờ 57 phút giờ Việt Nam), ngày 23/6, tại thủ đô Doha, Qatar, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) của Việt Nam vào danh mục Di sản thế giới. Với quyết định này, Tràng An đã trở thành Di sản thế giới thứ 8 của Việt Nam.Bên cạnh hiện tượng “loạn sư tử đá”, hiện tượng dùng sai chữ ở nhiều di tích, thậm chí các di tích được xếp hạng quốc gia cũng là một vấn đề nhức nhối ở các di tích lịch sử văn hóa. Vụ việc điển hình là một đôi lục bình chép bài “thơ tục” của Trung Quốc đã được bày trong chùa Vân Tiêu ở Yên Tử. Ảnh: Tri thức. Tháng 4/2014, dư luận trong nước đã vô cùng phẫn nộ trước việc bia Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) đã bị cào xước nham nhở chỉ 3 tháng sau khi được công nhận bảo vật quốc gia. Nguyên nhân của vụ việc này là phòng văn hóa huyện đã thuê một tốp thợ xây, dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt… kỳ cọ mặt bia để “làm vệ sinh” bia cho bà con chiêm ngưỡng. Ảnh: Thanh Niên. Tháng 11, việc tỉnh Quảng Bình lên kế hoạch xây dựng hệ thống cáp treo dẫn đến hang Sơn Đoòng đã trở thành vấn đề nóng khiến dư luận cả nước quan tâm. Đại đa số người dân cùng các chuyên gia có uy tín đã phản đối dự án này. UNESCO cũng yêu cầu tỉnh Quảng Bình phải giải trình dự án cáp treo Sơn Đoòng. Sáng 15/5, góc trái của Phu Văn Lâu, tòa lầu nổi tiếng nằm trong quần thể Kinh thành Huế, bị đổ sập do "cột gỗ bị mục ruỗng hoàn toàn và không chịu được lực". Đây là một hồi chuông cảnh báo cho công tác bảo tồn di sản ở cố đô Huế. Ảnh: VnExpress. Tháng 8/2014, một khu đền tháp Chăm đổ nát được phát hiện dưới lòng đất cùng hàng trăm hiện vật và tượng cổ được tìm thấy khi khai quật trên diện tích 1.200m2 tại thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng… Tòa tháp cùng nhiều phế tích Chăm được phát hiện trước đó trên địa bàn Đà Nẵng cho thấy thành phố này từng là một trung tâm văn hóa quan trọng của người Chăm trong lịch sử. Ảnh: Vietnamnet.Cuộc khai quật năm 2014 tại ụ Hỏa hồi và thành Nội của Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã phát hiện nhiều mảnh ngói, đồ đá, làm sáng tỏ về một dạng thành lũy chưa được biết đến trước đó bên dưới thành Cổ Loa. Đây là một phát hiện khảo cổ quan trọng về tòa thành huyền thoại trong lịch sử Việt Nam này. Ảnh: VnExpress.
Năm 2014 cũng là năm xảy ra nhiều “thảm họa trùng tu” khiến nhiều người bức xúc, như vụ “quái thú chắn lăng Ngô Quyền” ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), vụ trùng tu di tích bằng cuốc xẻng tại đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc)…
Hiện tượng sư tử đá kiểu Trung Quốc xuất hiện tràn lan tại các di tích của Việt Nam đã trở thành một vấn đế nóng bỏng khiến dư luận bức xúc trong năm 2014. Trước thực trạng này, Bộ VHTT&DL đã phải đưa ra văn bản khuyến cáo về việc không trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.
Đầu năm 2014, trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội ở Hà Nội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”. Ảnh: Viện Khảo cổ học.
Vào lúc 11 giờ 57 phút giờ Qatar (tức 15 giờ 57 phút giờ Việt Nam), ngày 23/6, tại thủ đô Doha, Qatar, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) của Việt Nam vào danh mục Di sản thế giới. Với quyết định này, Tràng An đã trở thành Di sản thế giới thứ 8 của Việt Nam.
Bên cạnh hiện tượng “loạn sư tử đá”, hiện tượng dùng sai chữ ở nhiều di tích, thậm chí các di tích được xếp hạng quốc gia cũng là một vấn đề nhức nhối ở các di tích lịch sử văn hóa. Vụ việc điển hình là một đôi lục bình chép bài “thơ tục” của Trung Quốc đã được bày trong chùa Vân Tiêu ở Yên Tử. Ảnh: Tri thức.
Tháng 4/2014, dư luận trong nước đã vô cùng phẫn nộ trước việc bia Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) đã bị cào xước nham nhở chỉ 3 tháng sau khi được công nhận bảo vật quốc gia. Nguyên nhân của vụ việc này là phòng văn hóa huyện đã thuê một tốp thợ xây, dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt… kỳ cọ mặt bia để “làm vệ sinh” bia cho bà con chiêm ngưỡng. Ảnh: Thanh Niên.
Tháng 11, việc tỉnh Quảng Bình lên kế hoạch xây dựng hệ thống cáp treo dẫn đến hang Sơn Đoòng đã trở thành vấn đề nóng khiến dư luận cả nước quan tâm. Đại đa số người dân cùng các chuyên gia có uy tín đã phản đối dự án này. UNESCO cũng yêu cầu tỉnh Quảng Bình phải giải trình dự án cáp treo Sơn Đoòng.
Sáng 15/5, góc trái của Phu Văn Lâu, tòa lầu nổi tiếng nằm trong quần thể Kinh thành Huế, bị đổ sập do "cột gỗ bị mục ruỗng hoàn toàn và không chịu được lực". Đây là một hồi chuông cảnh báo cho công tác bảo tồn di sản ở cố đô Huế. Ảnh: VnExpress.
Tháng 8/2014, một khu đền tháp Chăm đổ nát được phát hiện dưới lòng đất cùng hàng trăm hiện vật và tượng cổ được tìm thấy khi khai quật trên diện tích 1.200m2 tại thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng… Tòa tháp cùng nhiều phế tích Chăm được phát hiện trước đó trên địa bàn Đà Nẵng cho thấy thành phố này từng là một trung tâm văn hóa quan trọng của người Chăm trong lịch sử. Ảnh: Vietnamnet.
Cuộc khai quật năm 2014 tại ụ Hỏa hồi và thành Nội của Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã phát hiện nhiều mảnh ngói, đồ đá, làm sáng tỏ về một dạng thành lũy chưa được biết đến trước đó bên dưới thành Cổ Loa. Đây là một phát hiện khảo cổ quan trọng về tòa thành huyền thoại trong lịch sử Việt Nam này. Ảnh: VnExpress.
Năm 2014 cũng là năm xảy ra nhiều “thảm họa trùng tu” khiến nhiều người bức xúc, như vụ “quái thú chắn lăng Ngô Quyền” ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), vụ trùng tu di tích bằng cuốc xẻng tại đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc)…