Nằm trong khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ được đánh giá là bia đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam còn được lưu giữ đến nay.Tấm bia này là một phần quan trọng của lăng mộ vua Lê Thái Tổ, nằm ở phía Tây Nam, cách khu lăng mộ khoảng 300m. Bia được đặt trên một gò đất cao thoai thoải hướng về phía Nam, gồm hai phần là bệ đỡ hình rùa và văn bia. Các kích thước đo được của bia: Cao 2,79m, rộng 1,94m, dày 0,27m.Bia Vĩnh Lăng được tạo tác bằng đá hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, chính giữa có biểu tượng trời/đất (hình vuông, trong tròn), ở chính giữa khắc nổi hình rồng cuộn, uốn khúc quanh mặt Trời với ý nghĩa thiên tử (con trời) là do sự giao hòa của trời đất tạo nên.Hai bên bia là hình rồng chầu với thân dài uốn khúc cùng mây nước. Diềm bia được trang trí (từ trên xuống), 9 hình rồng trang trí tinh xảo bố cục trong 1/2 lá đề, đan xen hoa cúc dây mang phong cách nghệ thuật thời Lý - Trần.Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Cũng theo lệ thường, văn bia có lối viết sang cột giữa chừng và viết "đài lên" một hàng các chữ như "Thái, Đế, Tằng, Hoàng, Sắc"… để tỏ ý kính trọng nhà vua và vương quyền. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt.Căn cứ nội dung khắc trên bia thì tác giả văn bia là Nguyễn Trãi, soạn thảo vào niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được táng ở nơi đây.Giới chuyên gia đánh giá, bia Vĩnh Lăng là tấm bia “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính giáo dục truyền thống cho hậu thế, vừa là tài liệu quý khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ. Với những giá trị nổi bật đó, bia đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Nằm trong khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ được đánh giá là bia đá cổ đẹp bậc nhất Việt Nam còn được lưu giữ đến nay.
Tấm bia này là một phần quan trọng của lăng mộ vua Lê Thái Tổ, nằm ở phía Tây Nam, cách khu lăng mộ khoảng 300m. Bia được đặt trên một gò đất cao thoai thoải hướng về phía Nam, gồm hai phần là bệ đỡ hình rùa và văn bia. Các kích thước đo được của bia: Cao 2,79m, rộng 1,94m, dày 0,27m.
Bia Vĩnh Lăng được tạo tác bằng đá hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, chính giữa có biểu tượng trời/đất (hình vuông, trong tròn), ở chính giữa khắc nổi hình rồng cuộn, uốn khúc quanh mặt Trời với ý nghĩa thiên tử (con trời) là do sự giao hòa của trời đất tạo nên.
Hai bên bia là hình rồng chầu với thân dài uốn khúc cùng mây nước. Diềm bia được trang trí (từ trên xuống), 9 hình rồng trang trí tinh xảo bố cục trong 1/2 lá đề, đan xen hoa cúc dây mang phong cách nghệ thuật thời Lý - Trần.
Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Cũng theo lệ thường, văn bia có lối viết sang cột giữa chừng và viết "đài lên" một hàng các chữ như "Thái, Đế, Tằng, Hoàng, Sắc"… để tỏ ý kính trọng nhà vua và vương quyền. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt.
Căn cứ nội dung khắc trên bia thì tác giả văn bia là Nguyễn Trãi, soạn thảo vào niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 (1433) ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được táng ở nơi đây.
Giới chuyên gia đánh giá, bia Vĩnh Lăng là tấm bia “độc nhất vô nhị”, vừa mang tính giáo dục truyền thống cho hậu thế, vừa là tài liệu quý khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ. Với những giá trị nổi bật đó, bia đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.