Theo quan niệm phong thủy, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu nên lúc sinh thời vua Gia Long rất chú trọng việc tìm đất xây lăng mộ.Sau một thời gian dài quan sát và tìm kiếm ở phía Nam kinh thành Huế, vua chọn khu vực Thiên Thọ Sơn để xây dựng lăng mộ của mình.Đây là một khu vực có 42 ngọn núi lớn nhỏ, trong đó ngọn Đại Thiên Thọ là lớn nhất được chọn làm tiền án (bình phong che phía trước) của lăng.Theo thiết kế, trục chính lăng Gia Long hướng thẳng về đỉnh Đại Thiên Thọ.Trên thực tế, các nhà kiến trúc triều đình Huế đã thực hiện thiết kế này một cách chính xác khiến hậu thế kinh ngạc.Để nhận ra điều này, chỉ cần bước ra phía sau ngôi mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu...Khi nhìn vào vị trí thẳng góc của nơi tiếp giáp giữa phần nóc hai ngôi mộ, sẽ nhận ra đỉnh Đại Thiên Thọ nằm ở vị trí chính giữa, chính xác đến "không sai một li".Yếu tố phong thủy đặc biệt này khiến lăng Gia Long trở thành một lăng mộ mang kiến trúc phong thủy độc đáo bậc nhất của Việt Nam.
Theo quan niệm phong thủy, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu nên lúc sinh thời vua Gia Long rất chú trọng việc tìm đất xây lăng mộ.
Sau một thời gian dài quan sát và tìm kiếm ở phía Nam kinh thành Huế, vua chọn khu vực Thiên Thọ Sơn để xây dựng lăng mộ của mình.
Đây là một khu vực có 42 ngọn núi lớn nhỏ, trong đó ngọn Đại Thiên Thọ là lớn nhất được chọn làm tiền án (bình phong che phía trước) của lăng.
Theo thiết kế, trục chính lăng Gia Long hướng thẳng về đỉnh Đại Thiên Thọ.
Trên thực tế, các nhà kiến trúc triều đình Huế đã thực hiện thiết kế này một cách chính xác khiến hậu thế kinh ngạc.
Để nhận ra điều này, chỉ cần bước ra phía sau ngôi mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu...
Khi nhìn vào vị trí thẳng góc của nơi tiếp giáp giữa phần nóc hai ngôi mộ, sẽ nhận ra đỉnh Đại Thiên Thọ nằm ở vị trí chính giữa, chính xác đến "không sai một li".
Yếu tố phong thủy đặc biệt này khiến lăng Gia Long trở thành một lăng mộ mang kiến trúc phong thủy độc đáo bậc nhất của Việt Nam.