Nhà đấu giá GWS Auctions (Mỹ) hôm 17/7 vừa rao bán thanh kiếm được cho là của vua Thành Thái. Thanh kiếm có kích cỡ dài 81cm, nơi rộng nhất 10 cm và bề rộng lưỡi kiếm là 3,8 cm, trang trí nhiều chi tiết chạm trổ tinh xảo, nạm đá quý, có khắc dòng chữ trên tay cầm.Website của GWS Auctions ghi: “Đây là thanh kiếm của vua Thành Thái (từ một hoàng tộc Việt Nam). Tác phẩm lịch sử Hoàng gia Việt Nam lẫy lừng này là một thanh gươm quý mà theo người bán là của vua Thành Thái (Nguyễn Phước Bửu Lân), vị vua thứ 10 của triều Nguyễn Việt Nam”."Kiếm được trang trí bằng đá quý, khắc chạm với chi tiết tinh xảo và có tay cầm hình hoa sen. Thanh kiếm cũng khắc chữ thư pháp đánh dấu, bao gồm chữ "Vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn", "Duy trì Công bằng và Trật tự" và "Lệnh trời: Vua Thành Thái".Vật gia truyền quý giá này đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều triều đại và tồn tại hơn 1.000 năm. Tuy nhiên, các thông tin này khiến nhiều người nghi ngờ bởi thiếu thông tin kiểm chứng về độ xác thực của thanh kiếm.Ngoài ra, công ty GWS Auctions ước tính giá trị của kiếm là khoảng 350.000 USD tới 400.000 USD (8-9 tỉ đồng). Tuy nhiên, theo thông tin mới ghi nhận trên web của GWS Auctions, thanh kiếm được một người mua với giá 50.000 USD (tương đương 1,15 tỉ đồng). Như vậy, con số này thấp hơn rất nhiều so với mức giá ước tính do công ty đấu giá này tuyên bố.Đây không phải là lần đầu tiên, báu vật của vua Thành Thái được đấu giá tại nước ngoài. Năm 2014, trong một phiên đấu giá tại Pháp, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã đấu giá thành công chiếc xe kéo, một bảo vật của vua Thành Thái với giá 55.800 euro (khoảng 1,3 tỷ đồng).Cổ vật xe kéo vốn được vua Thành Thái đặt sản xuất để Hoàng Thái hậu Từ Minh dạo chơi trong ngự uyển và những địa điểm khác thuộc hoàng cung…Xe kéo có chiều cao 136cm, dài 230cm, rộng 102cm, được làm bằng gỗ lim do xưởng Hoàng Hưng ở Hà Nội sản xuất, trong đó phần chạm khảm xà cừ do các nghệ nhân nổi tiếng ở làng Kinh Lược - Hà Nội đảm nhận.Ngoài ra, vua Thành Thái còn có chiếc long sàng cũng được đem đấu giá cùng với chiếc xe kéo. Đây là một cổ vật thuộc thời Nguyễn, có xuất xứ từ tầng lớp hoàng tộc, với niên đại trên 100 năm (đầu thế kỷ XX).Chiếc long sàng cao toàn bộ 191cm; dài 212 cm; rộng: 140cm, làm bằng gỗ. Chiếc giường đã được một người Việt tại Pháp đấu giá thành công với mức giá là 100.000 euro.Vua Thành Thái (14/3/1879) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, con thứ 7 của vua Dục Đức. Ông là hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, một người yêu nước thương dân, có tư tưởng canh tân nhưng cuộc đời gặp nhiều uẩn ức.Ông lên ngôi lúc 10 tuổi (năm 1889) tại điện Thái Hòa. Năm 1907 chính quyền thực dân phát hiện ông có tư tưởng chống Pháp, nên ép phải thoái vị và áp giải vào Sài Gòn rồi bị quản thúc tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).Năm 1916, ông bị đày sang đảo Reunion (châu Phi) cùng với người con trai cũng bị Pháp phế truất đó là vua Duy Tân. Trong những năm lưu đày, vị cựu hoàng phải sống cuộc đời khá vất vả thanh đạm.Sau năm 1945, nhờ sự vận động của một số tổ chức, ông được trở về Việt Nam và sống cùng gia đình tại Vũng Tàu. Ngày 20/3/1954, ông mất tại Sài Gòn, thọ 75 tuổi.Mời độc giả xem video: Ấm lòng bữa cơm mùa dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh | VTV4.
Nhà đấu giá GWS Auctions (Mỹ) hôm 17/7 vừa rao bán thanh kiếm được cho là của vua Thành Thái. Thanh kiếm có kích cỡ dài 81cm, nơi rộng nhất 10 cm và bề rộng lưỡi kiếm là 3,8 cm, trang trí nhiều chi tiết chạm trổ tinh xảo, nạm đá quý, có khắc dòng chữ trên tay cầm.
Website của GWS Auctions ghi: “Đây là thanh kiếm của vua Thành Thái (từ một hoàng tộc Việt Nam). Tác phẩm lịch sử Hoàng gia Việt Nam lẫy lừng này là một thanh gươm quý mà theo người bán là của vua Thành Thái (Nguyễn Phước Bửu Lân), vị vua thứ 10 của triều Nguyễn Việt Nam”.
"Kiếm được trang trí bằng đá quý, khắc chạm với chi tiết tinh xảo và có tay cầm hình hoa sen. Thanh kiếm cũng khắc chữ thư pháp đánh dấu, bao gồm chữ "Vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn", "Duy trì Công bằng và Trật tự" và "Lệnh trời: Vua Thành Thái".
Vật gia truyền quý giá này đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều triều đại và tồn tại hơn 1.000 năm. Tuy nhiên, các thông tin này khiến nhiều người nghi ngờ bởi thiếu thông tin kiểm chứng về độ xác thực của thanh kiếm.
Ngoài ra, công ty GWS Auctions ước tính giá trị của kiếm là khoảng 350.000 USD tới 400.000 USD (8-9 tỉ đồng). Tuy nhiên, theo thông tin mới ghi nhận trên web của GWS Auctions, thanh kiếm được một người mua với giá 50.000 USD (tương đương 1,15 tỉ đồng).
Như vậy, con số này thấp hơn rất nhiều so với mức giá ước tính do công ty đấu giá này tuyên bố.
Đây không phải là lần đầu tiên, báu vật của vua Thành Thái được đấu giá tại nước ngoài.
Năm 2014, trong một phiên đấu giá tại Pháp, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã đấu giá thành công chiếc xe kéo, một bảo vật của vua Thành Thái với giá 55.800 euro (khoảng 1,3 tỷ đồng).
Cổ vật xe kéo vốn được vua Thành Thái đặt sản xuất để Hoàng Thái hậu Từ Minh dạo chơi trong ngự uyển và những địa điểm khác thuộc hoàng cung…
Xe kéo có chiều cao 136cm, dài 230cm, rộng 102cm, được làm bằng gỗ lim do xưởng Hoàng Hưng ở Hà Nội sản xuất, trong đó phần chạm khảm xà cừ do các nghệ nhân nổi tiếng ở làng Kinh Lược - Hà Nội đảm nhận.
Ngoài ra, vua Thành Thái còn có chiếc long sàng cũng được đem đấu giá cùng với chiếc xe kéo. Đây là một cổ vật thuộc thời Nguyễn, có xuất xứ từ tầng lớp hoàng tộc, với niên đại trên 100 năm (đầu thế kỷ XX).
Chiếc long sàng cao toàn bộ 191cm; dài 212 cm; rộng: 140cm, làm bằng gỗ. Chiếc giường đã được một người Việt tại Pháp đấu giá thành công với mức giá là 100.000 euro.
Vua Thành Thái (14/3/1879) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, con thứ 7 của vua Dục Đức. Ông là hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, một người yêu nước thương dân, có tư tưởng canh tân nhưng cuộc đời gặp nhiều uẩn ức.
Ông lên ngôi lúc 10 tuổi (năm 1889) tại điện Thái Hòa. Năm 1907 chính quyền thực dân phát hiện ông có tư tưởng chống Pháp, nên ép phải thoái vị và áp giải vào Sài Gòn rồi bị quản thúc tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).
Năm 1916, ông bị đày sang đảo Reunion (châu Phi) cùng với người con trai cũng bị Pháp phế truất đó là vua Duy Tân. Trong những năm lưu đày, vị cựu hoàng phải sống cuộc đời khá vất vả thanh đạm.
Sau năm 1945, nhờ sự vận động của một số tổ chức, ông được trở về Việt Nam và sống cùng gia đình tại Vũng Tàu. Ngày 20/3/1954, ông mất tại Sài Gòn, thọ 75 tuổi.
Mời độc giả xem video: Ấm lòng bữa cơm mùa dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh | VTV4.