Tượng Phật Lợi Mỹ là tên gọi của một Bảo vật quốc gia được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Hiện vật được người dân tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937.Bức tượng thuộc nền văn hóa Óc Eo, có niên đại từ thế kỷ 4-6 Sau Công nguyên, là một trong những bức tượng gỗ cổ nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen, có chiều cao 200cm, rộng 50cm; đường kính bệ 41cm, dáng thanh mảnh.Đầu tượng đội mũ miện tròn đỉnh có chóp nhọn, được gọi là Usnisa (Nhục khấu), dái tai dài buông xuống, một tạo hình đặc trưng của các bức tượng Phật từ xưa đến nay.Vai tượng xuôi, thân mặc áo choàng dài phủ đến chân tạo thành hình vòng cung.Hai tay tượng giơ ngang ngực, đưa ra trước trong tư thế bắt ấn. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là ấn Dharmachakramudra (Chuyển pháp luân) hoặc ấn Vitarkamudra (Vô úy thí).Đài sen của tượng có hai tầng, tầng trên gồm một lớp cánh tròn, đầu cánh thuôn nhọn với nhiều lớp xen kẽ, cùng phần nhụy ở giữa tạo thành bệ. Tầng dưới gồm một lớp đài sen úp, hai lớp cánh được tạc trên một nền trụ tròn.Sau 2 thiên niên kỷ, bức tượng dù có đôi chỗ bị hư hại nhưng vẫn mang một giá trị đặc biệt, vì đây là một hiện vật có kích thước lớn, mang tính thẩm mỹ tiêu biểu của nền Văn hóa Óc Eo.Vào năm 2012, tượng Phật Lợi Mỹ được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam, dựa trên tiêu chí nổi bật là tính nguyên vẹn và là tiêu bản điển hình của điêu khắc Phật giáo Đông Nam Á thời kỳ đầu Tây lịch.Mang những giá trị to lớn về lịch sử và nghệ thuật, bức tượng bảo vật này đã được nhiều học giả, các tổ chức quốc tế chọn làm đối tượng nghiên cứu, cũng như được nhiều nước trên thế giới mượn để trưng bày giới thiệu về nền văn hóa Óc Eo...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tượng Phật Lợi Mỹ là tên gọi của một Bảo vật quốc gia được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Hiện vật được người dân tìm thấy ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa Đéc cũ (nay là tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1937.
Bức tượng thuộc nền văn hóa Óc Eo, có niên đại từ thế kỷ 4-6 Sau Công nguyên, là một trong những bức tượng gỗ cổ nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.
Tượng được tạc từ một thân cây gỗ trai nguyên khối, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên tòa sen, có chiều cao 200cm, rộng 50cm; đường kính bệ 41cm, dáng thanh mảnh.
Đầu tượng đội mũ miện tròn đỉnh có chóp nhọn, được gọi là Usnisa (Nhục khấu), dái tai dài buông xuống, một tạo hình đặc trưng của các bức tượng Phật từ xưa đến nay.
Vai tượng xuôi, thân mặc áo choàng dài phủ đến chân tạo thành hình vòng cung.
Hai tay tượng giơ ngang ngực, đưa ra trước trong tư thế bắt ấn. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là ấn Dharmachakramudra (Chuyển pháp luân) hoặc ấn Vitarkamudra (Vô úy thí).
Đài sen của tượng có hai tầng, tầng trên gồm một lớp cánh tròn, đầu cánh thuôn nhọn với nhiều lớp xen kẽ, cùng phần nhụy ở giữa tạo thành bệ. Tầng dưới gồm một lớp đài sen úp, hai lớp cánh được tạc trên một nền trụ tròn.
Sau 2 thiên niên kỷ, bức tượng dù có đôi chỗ bị hư hại nhưng vẫn mang một giá trị đặc biệt, vì đây là một hiện vật có kích thước lớn, mang tính thẩm mỹ tiêu biểu của nền Văn hóa Óc Eo.
Vào năm 2012, tượng Phật Lợi Mỹ được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam, dựa trên tiêu chí nổi bật là tính nguyên vẹn và là tiêu bản điển hình của điêu khắc Phật giáo Đông Nam Á thời kỳ đầu Tây lịch.
Mang những giá trị to lớn về lịch sử và nghệ thuật, bức tượng bảo vật này đã được nhiều học giả, các tổ chức quốc tế chọn làm đối tượng nghiên cứu, cũng như được nhiều nước trên thế giới mượn để trưng bày giới thiệu về nền văn hóa Óc Eo...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.