Xã Bình Hòa (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) ngày nay vẫn còn lưu giữ những chứng tích về vụ thảm sát Bình Hoà, xảy ra tháng 12/1966. Đây là một trong những vụ thảm sát đẫm máu nhất được ghi nhận trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bia Căm thù tại di tích vụ thảm sát Bình Hòa.Trước khi xảy ra vụ thảm sát, tháng 5/1966, Bộ chỉ huy lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã cho đặt bãi pháo ở Gò Đông, thôn Lạc Sơn, xã Bình Hòa. Tháng 10 cùng năm, một tiểu đoàn lính Rồng Xanh được đưa đến vùng đồi Châu Rê – Núi Dâu – Đồng Tranh thuộc xã Bình Hòa. Ảnh: Bảng thống kê số người chết theo thôn, xóm trên bia Căm thù.Vụ thảm sát Bình Hòa bắt đầu lúc 4h sáng ngày 3/12/1966, khi lính Hàn Quốc từ đồi Châu Rê – Núi Dâu tiến vào xóm Tri Hòa thực hiện một vụ càn quét nhằm trả đũa cho các thương vong do hoạt động du kích tại địa phương. Ảnh: Bia tưởng niệm tại hố bom Truông Đình - một trong các địa điểm xảy ra vụ thảm sát.Khi phát hiện có một nhóm người ẩn nấp trong buồng đất ngôi nhà một người nông dân tên là Trắp, lính Hàn Quốc đã nã súng, ném lựu đạn và dùng lưỡi lê gắn trên mũi súng đâm chết 15 người, gồm 4 thành viên gia đình ông Trắp và 11 người hàng xóm.Tiếp tục càn quét và tàn sát, ngày 5/12/1966, lính Hàn Quốc chia thành nhiều tốp lùng sục đến từng nhà, bắt 36 người dân, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em ở xóm Tri Hòa và xóm Long Bình cưỡng bức tập trung bên miệng hố bom Truông Đình (hố bom do máy bay Mỹ ném xuống Truông Đình trong trận Vạn Tường). Ảnh: Hố bom Truông Đình.Các tay súng đã dùng tiểu liên bắn chết không sót một người. Các nạn nhân gục ngã xuống hố bom và bị phơi xác liền trong 3 ngày đêm.Chưa dừng lại ở đó, ngày 6/12/1966 lính Hàn Quốc từ đồi Châu Rê chia làm ba toán càn quét trong khắp xã Bình Hòa. Một toán xuống An Khương – Lộc Tự, bắn chết tại chỗ 7 người ở Lộc Miếu. Một toán khác bắt tất cả người già, phụ nữ, trẻ em ở xóm Đồng Trung dẫn xuống xóm Cầu. Toán thứ ba xông vào xóm Lạc Sơn bắt người dẫn ra xóm An Phước. Ảnh: Nhà bia tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Bình Hòa.Đến khoảng 10h sáng, lính Hàn Quốc tập trung người dân bị bắt tại ba địa điểm gần nhau là Dốc Rừng, đồng Chồi Giữa, đám ruộng Giếng thuộc xóm An Phước – xóm Cầu. Đến khoảng 16h cùng ngày, đám lính vây quanh, chĩa mũi súng vào những người dân đang hoảng sợ cực độ rồi đồng loạt nã đạn. Hầu hết những người này đã chết ngay tại chỗ.Ước tính, trong 3 ngày 3, 5 và 6/12/1966, binh lính thuộc lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam đã sát hại 430 người dân vô tội ở xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Tên những nạn nhân vụ thảm sát được khắc trên bia.Trong số những người thiệt mạng có đến 269 phụ nữ (12 người bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em. Ba hộ gia đình bị giết sạch không còn một ai.Một nạn nhân sống sót (do xác chết đè khuất và nằm im nên không bị phát hiện) đã kể lại: “Sau một tiếng hô, chúng bắn xối xả vào bà con chúng tôi, tiếng kêu thất thanh đau đớn vì trúng đạn... Bắn xong một đợt chúng nghỉ, sau đó lại bắn tiếp cho đến khi chết hết”.Theo Âm lịch, vụ thảm sát diễn ra trong các ngày 22, 24, 25/10 năm Bính Ngọ. Vì vậy, theo phong tục địa phương (tổ chức lễ giỗ người mất vào ngày trước của ngày tử vong), vào các ngày 21, 23, 24/10 Âm lịch hằng năm, gia đình, bà con và người dân trong vùng tảo mộ, thắp hương tưởng nhớ những người vô tội đã bị giết hại oan khuất. Ảnh: Nhà bia tưởng niệm đang được xây dựng tại một trong các địa điểm xảy ra vụ thảm sát.
Xã Bình Hòa (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) ngày nay vẫn còn lưu giữ những chứng tích về vụ thảm sát Bình Hoà, xảy ra tháng 12/1966. Đây là một trong những vụ thảm sát đẫm máu nhất được ghi nhận trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bia Căm thù tại di tích vụ thảm sát Bình Hòa.
Trước khi xảy ra vụ thảm sát, tháng 5/1966, Bộ chỉ huy lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã cho đặt bãi pháo ở Gò Đông, thôn Lạc Sơn, xã Bình Hòa. Tháng 10 cùng năm, một tiểu đoàn lính Rồng Xanh được đưa đến vùng đồi Châu Rê – Núi Dâu – Đồng Tranh thuộc xã Bình Hòa. Ảnh: Bảng thống kê số người chết theo thôn, xóm trên bia Căm thù.
Vụ thảm sát Bình Hòa bắt đầu lúc 4h sáng ngày 3/12/1966, khi lính Hàn Quốc từ đồi Châu Rê – Núi Dâu tiến vào xóm Tri Hòa thực hiện một vụ càn quét nhằm trả đũa cho các thương vong do hoạt động du kích tại địa phương. Ảnh: Bia tưởng niệm tại hố bom Truông Đình - một trong các địa điểm xảy ra vụ thảm sát.
Khi phát hiện có một nhóm người ẩn nấp trong buồng đất ngôi nhà một người nông dân tên là Trắp, lính Hàn Quốc đã nã súng, ném lựu đạn và dùng lưỡi lê gắn trên mũi súng đâm chết 15 người, gồm 4 thành viên gia đình ông Trắp và 11 người hàng xóm.
Tiếp tục càn quét và tàn sát, ngày 5/12/1966, lính Hàn Quốc chia thành nhiều tốp lùng sục đến từng nhà, bắt 36 người dân, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em ở xóm Tri Hòa và xóm Long Bình cưỡng bức tập trung bên miệng hố bom Truông Đình (hố bom do máy bay Mỹ ném xuống Truông Đình trong trận Vạn Tường). Ảnh: Hố bom Truông Đình.
Các tay súng đã dùng tiểu liên bắn chết không sót một người. Các nạn nhân gục ngã xuống hố bom và bị phơi xác liền trong 3 ngày đêm.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 6/12/1966 lính Hàn Quốc từ đồi Châu Rê chia làm ba toán càn quét trong khắp xã Bình Hòa. Một toán xuống An Khương – Lộc Tự, bắn chết tại chỗ 7 người ở Lộc Miếu. Một toán khác bắt tất cả người già, phụ nữ, trẻ em ở xóm Đồng Trung dẫn xuống xóm Cầu. Toán thứ ba xông vào xóm Lạc Sơn bắt người dẫn ra xóm An Phước. Ảnh: Nhà bia tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Bình Hòa.
Đến khoảng 10h sáng, lính Hàn Quốc tập trung người dân bị bắt tại ba địa điểm gần nhau là Dốc Rừng, đồng Chồi Giữa, đám ruộng Giếng thuộc xóm An Phước – xóm Cầu. Đến khoảng 16h cùng ngày, đám lính vây quanh, chĩa mũi súng vào những người dân đang hoảng sợ cực độ rồi đồng loạt nã đạn. Hầu hết những người này đã chết ngay tại chỗ.
Ước tính, trong 3 ngày 3, 5 và 6/12/1966, binh lính thuộc lữ đoàn Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam đã sát hại 430 người dân vô tội ở xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Tên những nạn nhân vụ thảm sát được khắc trên bia.
Trong số những người thiệt mạng có đến 269 phụ nữ (12 người bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 trẻ em. Ba hộ gia đình bị giết sạch không còn một ai.
Một nạn nhân sống sót (do xác chết đè khuất và nằm im nên không bị phát hiện) đã kể lại: “Sau một tiếng hô, chúng bắn xối xả vào bà con chúng tôi, tiếng kêu thất thanh đau đớn vì trúng đạn... Bắn xong một đợt chúng nghỉ, sau đó lại bắn tiếp cho đến khi chết hết”.
Theo Âm lịch, vụ thảm sát diễn ra trong các ngày 22, 24, 25/10 năm Bính Ngọ. Vì vậy, theo phong tục địa phương (tổ chức lễ giỗ người mất vào ngày trước của ngày tử vong), vào các ngày 21, 23, 24/10 Âm lịch hằng năm, gia đình, bà con và người dân trong vùng tảo mộ, thắp hương tưởng nhớ những người vô tội đã bị giết hại oan khuất. Ảnh: Nhà bia tưởng niệm đang được xây dựng tại một trong các địa điểm xảy ra vụ thảm sát.