Tháp Bình Sơn (thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay. Nguyên thủy tòa tháp này có 15 tầng với một búp sen bằng đất nung đặt trên nóc nhưng nay chỉ còn lại 11 tầng và một tầng bệ. Tháp hình vuông với cạnh đáy 4,45 mét, cạnh ở tầng trên cùng 1,55 mét.
Hai trận lụt năm 1960 và 1969 đã làm tháp bị hư hỏng nhiều có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Trước tình hình đó, năm 1972, Sở văn hóa Vĩnh Phú phối hợp với trường CĐ Mỹ thuật công nghiệp TW, HTX gốm Hương Canh, xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, tổ chức phục chế tháp Bình Sơn. Những viên gạch trên thân tháp được trang trí hoa văn tinh xảo theo phong cách mỹ thuật Lý Trần. Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, ngoại thành Nam Định là một trong những tòa tháp cổ nhất còn nguyên trạng đến ngày nay. Tháp được xây từ năm 1305 thời vua Trần Anh Tông gồm 14 tầng bằng gạch và tầng dưới cùng bằng đá xanh.Cạnh đáy tháp dài hơn 5 mét. Ở các tầng trên đều trổ cửa vòm cuốn ra bốn mặt tháp.
Theo truyền thuyết, trong tháp Phổ Minh có lưu giữ một phần tro cốt của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tháp và chùa Phổ Minh cũng gắn với một trong “An Nam tứ đại khí” là Vạc Phổ Minh. Ở tại chân tháp ngày nay vẫn còn dấu tích những bệ đá dùng làm trụ cột để nâng đỡ cái vạc rất lớn bằng đồng. Tuy nhiên, vạc này đã bị quân Minh phá hủy để lấy đồng đúc vũ khí khi xâm lược nước ta thế kỷ 15. Hình ảnh tháp Phổ Minh được lấy làm họa tiết trang trí trên tờ giấy bạc 100 đồng mà ngày nay cũng đã trở nên hiếm trong ví tiền của cộng đồng.
Khác với tháp Phổ Minh hay tháp Bình Sơn, tháp bút trong quần thể di tích bên hồ Gươm ở Hà Nội lại mang nét riêng, gắn liền với nền văn hóa Nho giáo. Tháp bút được xây dựng năm 1865 theo ý tưởng của nhà Nho Nguyễn Văn Siêu. Cả ngọn tháp là dáng dấp của chiếc bút lông dựng ngược lên trời nên có tên là tháp bút. Trên ngọn tháp có đặt một khối đá tạc hình đầu của chiếc bút lông – loại bút để viết chữ Nho phổ biến thời xưa. Không xa tháp bút là đài nghiên được đặt trên nóc cổng vào đền Ngọc Sơn. Vào một thời điểm nào đó trong ngày, bóng tháp bút sẽ chấm vào nghiên mực.
Trên thân tháp in ba chữ màu đỏ “Tả thanh thiên” nghĩa là viết lên trời xanh.
Tháp Bình Sơn (thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay.
Nguyên thủy tòa tháp này có 15 tầng với một búp sen bằng đất nung đặt trên nóc nhưng nay chỉ còn lại 11 tầng và một tầng bệ. Tháp hình vuông với cạnh đáy 4,45 mét, cạnh ở tầng trên cùng 1,55 mét.
Hai trận lụt năm 1960 và 1969 đã làm tháp bị hư hỏng nhiều có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Trước tình hình đó, năm 1972, Sở văn hóa Vĩnh Phú phối hợp với trường CĐ Mỹ thuật công nghiệp TW, HTX gốm Hương Canh, xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, tổ chức phục chế tháp Bình Sơn.
Những viên gạch trên thân tháp được trang trí hoa văn tinh xảo theo phong cách mỹ thuật Lý Trần.
Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, ngoại thành Nam Định là một trong những tòa tháp cổ nhất còn nguyên trạng đến ngày nay.
Tháp được xây từ năm 1305 thời vua Trần Anh Tông gồm 14 tầng bằng gạch và tầng dưới cùng bằng đá xanh.
Cạnh đáy tháp dài hơn 5 mét. Ở các tầng trên đều trổ cửa vòm cuốn ra bốn mặt tháp.
Theo truyền thuyết, trong tháp Phổ Minh có lưu giữ một phần tro cốt của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Tháp và chùa Phổ Minh cũng gắn với một trong “An Nam tứ đại khí” là Vạc Phổ Minh. Ở tại chân tháp ngày nay vẫn còn dấu tích những bệ đá dùng làm trụ cột để nâng đỡ cái vạc rất lớn bằng đồng. Tuy nhiên, vạc này đã bị quân Minh phá hủy để lấy đồng đúc vũ khí khi xâm lược nước ta thế kỷ 15.
Hình ảnh tháp Phổ Minh được lấy làm họa tiết trang trí trên tờ giấy bạc 100 đồng mà ngày nay cũng đã trở nên hiếm trong ví tiền của cộng đồng.
Khác với tháp Phổ Minh hay tháp Bình Sơn, tháp bút trong quần thể di tích bên hồ Gươm ở Hà Nội lại mang nét riêng, gắn liền với nền văn hóa Nho giáo.
Tháp bút được xây dựng năm 1865 theo ý tưởng của nhà Nho Nguyễn Văn Siêu. Cả ngọn tháp là dáng dấp của chiếc bút lông dựng ngược lên trời nên có tên là tháp bút. Trên ngọn tháp có đặt một khối đá tạc hình đầu của chiếc bút lông – loại bút để viết chữ Nho phổ biến thời xưa.
Không xa tháp bút là đài nghiên được đặt trên nóc cổng vào đền Ngọc Sơn. Vào một thời điểm nào đó trong ngày, bóng tháp bút sẽ chấm vào nghiên mực.
Trên thân tháp in ba chữ màu đỏ “Tả thanh thiên” nghĩa là viết lên trời xanh.