Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, được coi là ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam.Xưa kia, nơi đây gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng được gìn giữ trong suốt hàng ngàn năm.Trong lịch sử Việt Nam, Đường Lâm nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, được người đời mệnh danh là “một ấp hai vua”.Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi...Một hình ảnh mang tính biểu tượng về Đường Lâm là cánh cổng xưa của làng Mông Phụ. Cánh cổng có dạng một ngôi nhà hai mái đốc nằm cạnh bến nước, dưới tán lá đa xanh mát.Công trình kiến trúc nổi bật của làng cổ là đình Mông Phụ. Đinh được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng Âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ,...Công trình quan trọng khác là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), khởi lập năm 1621, là nơi thờ Bà Chúa Mía cùng chư Phật. Chùa còn giữ được nhiều cấu kiện kiến trúc có từ thế kỷ 17 cùng 287 pho tượng mang giá trị mỹ thuật cao.Về nhà cổ, ở Đường Lâm còn lưu giữ được gần 1.000 ngôi nhà truyền thống, tập trung nhiều nhất ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17-19.Đặc trưng của kiến trúc nhà ở Đường Lâm là sử dụng đá ong - một sản vật của vùng đất Sơn Tây - làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Điều này làm không gian kiến trúc của làng cổ mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.Một nét độc đáo khác của làng cổ Đường Lâm là hệ thống đường gạch cổ với các đường nhánh tỏa ra từ hai bên trục chính như hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình làng sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.Đặc sản nổi tiếng của Đường Lâm là tương. Tương ở đây có chất lượng tương không hề thua kém các làng làm tương lâu đời khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra làng còn có món kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam... ngon nức tiếng xa gần.Xét về quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 2006)... Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, được coi là ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam.
Xưa kia, nơi đây gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng được gìn giữ trong suốt hàng ngàn năm.
Trong lịch sử Việt Nam, Đường Lâm nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, được người đời mệnh danh là “một ấp hai vua”.
Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi...
Một hình ảnh mang tính biểu tượng về Đường Lâm là cánh cổng xưa của làng Mông Phụ. Cánh cổng có dạng một ngôi nhà hai mái đốc nằm cạnh bến nước, dưới tán lá đa xanh mát.
Công trình kiến trúc nổi bật của làng cổ là đình Mông Phụ. Đinh được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng Âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ,...
Công trình quan trọng khác là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), khởi lập năm 1621, là nơi thờ Bà Chúa Mía cùng chư Phật. Chùa còn giữ được nhiều cấu kiện kiến trúc có từ thế kỷ 17 cùng 287 pho tượng mang giá trị mỹ thuật cao.
Về nhà cổ, ở Đường Lâm còn lưu giữ được gần 1.000 ngôi nhà truyền thống, tập trung nhiều nhất ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17-19.
Đặc trưng của kiến trúc nhà ở Đường Lâm là sử dụng đá ong - một sản vật của vùng đất Sơn Tây - làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Điều này làm không gian kiến trúc của làng cổ mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.
Một nét độc đáo khác của làng cổ Đường Lâm là hệ thống đường gạch cổ với các đường nhánh tỏa ra từ hai bên trục chính như hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình làng sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.
Đặc sản nổi tiếng của Đường Lâm là tương. Tương ở đây có chất lượng tương không hề thua kém các làng làm tương lâu đời khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra làng còn có món kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam... ngon nức tiếng xa gần.
Xét về quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (năm 2006)...
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.