Nằm ở công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, nhà kèn Huế là một địa điểm lịch sử ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp của người dân đất Cố đô.Công trình được xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí đối diện Tòa Khâm sứ Trung kỳ, mục đích ban đầu là làm nơi diễn tập kèn đồng của quân đội Pháp.Nhà kèn được xây dựng theo dạng kiến trúc hình lục giác, có hai tầng mái. Dù là công trình kiểu phương Tây, nhà kèn được thiết kế với nhiều đường nét kiến trúc cung đình để phù hợp với không gian văn hóa Huế.Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhà kèn Huế từng là nơi biểu diễn của dàn nhạc kèn đồng Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ( thành lập năm 1918), sau đó là dàn nhạc kèn của Trần Văn Liêu (1919) và đội lính khố xanh (1920) cùng một số ban nhạc nhẹ.Những buổi biểu diễn ở đây giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện một loại hình âm nhạc mới mang phong cách phương Tây trong đời sống ở Huế cũng như ở Việt Nam.Trên sân khấu nghệ thuật này, khán giả Huế đã lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh thế giới, như Chopin, Mozart, Schubert… cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.Trong giai đoạn 1954 - 1975, các dàn nhạc kèn đồng không còn biểu diễn tại nhà kèn, nhưng nơi đây vẫn là một không gian văn hóa nghệ thuật công cộng quan trọng của Huế. Đặc biệt, nhiều hoạt động trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế đã diễn ra tại nhà kèn.Sau ngày giải phóng, nhà kèn trở thành nơi biểu diễn của các đoàn ca nhạc xung kích Huế. Đây là lần đầu tiên những giai điệu cách mạng vang lên ở không gian nghệ thuật bên sông Hương. Trong các thập niên sau đó, nhà kèn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng ở thành phố.Sau khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhà kèn trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nhằm quảng bá văn hóa Huế. Tại các kỳ Festival Huế, các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã được trình diễn tại đây.Vào năm 2011, Học viện Âm nhạc Huế ra mắt dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dàn hòa tấu guitar và Ban nhạc trẻ sinh viên, tổ chức biểu diễn tại nhà kèn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Hoạt động này được người dân địa phương và du khách đánh giá cao.Vì nhiều lý do, trong thời gian gần đây, các hoạt động biểu diễn không còn được duy trì thường xuyên ở nhà kèn. Vào những buổi chiều cuối tuần, bao trùm lên công trình lịch sử này thường là bầu không khí vắng lặng.Mới đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xem xét đề án đưa tuyến phố Lê Lợi ở bờ Nam sông Hương, trong đó có khu vực công viên 3/2 trở thành không gian văn hóa ven sông Hương với các hoạt động phong phú. Mong rằng điều này sẽ giúp nhà kèn Huế khôi phục lại tầm vóc một địa điểm văn hóa lâu đời của đất Cố đô.Xem video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế
Nằm ở công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, nhà kèn Huế là một địa điểm lịch sử ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp của người dân đất Cố đô.
Công trình được xây dựng đầu thế kỷ 20 ở vị trí đối diện Tòa Khâm sứ Trung kỳ, mục đích ban đầu là làm nơi diễn tập kèn đồng của quân đội Pháp.
Nhà kèn được xây dựng theo dạng kiến trúc hình lục giác, có hai tầng mái. Dù là công trình kiểu phương Tây, nhà kèn được thiết kế với nhiều đường nét kiến trúc cung đình để phù hợp với không gian văn hóa Huế.
Trong những thập niên đầu thế kỷ 20, nhà kèn Huế từng là nơi biểu diễn của dàn nhạc kèn đồng Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ( thành lập năm 1918), sau đó là dàn nhạc kèn của Trần Văn Liêu (1919) và đội lính khố xanh (1920) cùng một số ban nhạc nhẹ.
Những buổi biểu diễn ở đây giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện một loại hình âm nhạc mới mang phong cách phương Tây trong đời sống ở Huế cũng như ở Việt Nam.
Trên sân khấu nghệ thuật này, khán giả Huế đã lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh thế giới, như Chopin, Mozart, Schubert… cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.
Trong giai đoạn 1954 - 1975, các dàn nhạc kèn đồng không còn biểu diễn tại nhà kèn, nhưng nơi đây vẫn là một không gian văn hóa nghệ thuật công cộng quan trọng của Huế. Đặc biệt, nhiều hoạt động trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Huế đã diễn ra tại nhà kèn.
Sau ngày giải phóng, nhà kèn trở thành nơi biểu diễn của các đoàn ca nhạc xung kích Huế. Đây là lần đầu tiên những giai điệu cách mạng vang lên ở không gian nghệ thuật bên sông Hương. Trong các thập niên sau đó, nhà kèn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng ở thành phố.
Sau khi quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhà kèn trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nhằm quảng bá văn hóa Huế. Tại các kỳ Festival Huế, các chương trình nghệ thuật đặc sắc đã được trình diễn tại đây.
Vào năm 2011, Học viện Âm nhạc Huế ra mắt dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dàn hòa tấu guitar và Ban nhạc trẻ sinh viên, tổ chức biểu diễn tại nhà kèn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Hoạt động này được người dân địa phương và du khách đánh giá cao.
Vì nhiều lý do, trong thời gian gần đây, các hoạt động biểu diễn không còn được duy trì thường xuyên ở nhà kèn. Vào những buổi chiều cuối tuần, bao trùm lên công trình lịch sử này thường là bầu không khí vắng lặng.
Mới đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xem xét đề án đưa tuyến phố Lê Lợi ở bờ Nam sông Hương, trong đó có khu vực công viên 3/2 trở thành không gian văn hóa ven sông Hương với các hoạt động phong phú. Mong rằng điều này sẽ giúp nhà kèn Huế khôi phục lại tầm vóc một địa điểm văn hóa lâu đời của đất Cố đô.
Xem video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế