Nằm trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận, đền thờ vua Chăm Pô Klông - Mơh Nai là một công trình tôn giáo có kiến trúc rất đặc biệt của người Chăm.Ngôi đền được xây dựng vào giai đoạn vương quốc Champa suy tàn (từ thế kỷ 17 trở về sau). Vào giai đoạn này, kỹ thuật xây dựng tháp Chăm truyền thống đã thất truyền, nhưng nhu cầu thờ phụng tổ tiên và tôn giáo của người Chăm vẫn là nhu cầu thường trực.Vì vậy, họ đã chuyển sang xây dựng dạng đền thờ với vật liệu gỗ, ngói, vôi, có kiến trúc tương tự như đền chùa của người Việt. Tiêu biểu cho dạng kiến trúc này chính là đền thờ vua Chăm Pô Klông - Mơh Nai.Ðền thờ gồm có 5 gian xây dựng theo hình chữ T, với 3 gian nhà ngang phía sau dùng để thờ phụng. Gian giữa thờ vua Pô Klông - Mơh Nai có 3 tầng, thu nhỏ lại ở phần đỉnh. Trên đỉnh gắn 4 con Ma Ka Ra (con thú trong thần thoại người Chăm dạng như con rồng của Việt Nam) tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.Trung tâm gian thờ đặt tượng vua Pô Klông - Mơh Nai, tạc bằng một khối đá xanh lớn có trang trí hoa văn cầu kỳ đặc sắc, đây là một trong những bức tượng lớn nhất của người Chăm còn lại nguyên vẹn cho đến ngày nay.Gian bên phải thờ bà thứ phi người Việt, công chúa con của một vị chúa Nguyễn, cùng một số con của bà. Bên trái là gian thờ hoàng hậu Popia Sơm, vợ cả của vua, cùng con của bà. Hình tượng hoàng hậu, thứ phi và các con được thể hiện bằng những bức tượng rất sinh động.Dãy nhà trước gồm 2 gian lớn để trống dùng làm nơi chờ đợi và thực hiện nghi lễ bên ngoài trước lúc vào đền thờ.Theo sử Chăm, vua Pô Klông - Mơh Nai tên thật là Pômưhata lên ngôi vào năm 1622, đến năm 1627 ông nhường ngôi cho con rể của mình là Pô Klông Gahul. Vua Pô Klông - Mơh Nai đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, nhất là xây dựng các con đập thủy lợi.Hàng năm gia đình, dòng tộc hậu duệ nhà vua cùng đồng bào Chăm tổ chức nhiều nghi lễ tại đền thờ. Lớn nhất là dịp lễ hội Katê tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch.Lễ hội này là dịp hiếm hoi các gian thờ của ngôi đền được mở cửa. Trong lễ hội, tượng vua sẽ được đội vương miện thật bằng vàng, mặc áo đại lễ. Tượng hoàng hậu và thứ phi cũng được tắm rửa mặc áo, đội mũ.Ðền thờ vua Chăm Pô Klông - Mơh Nai đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1991.
Nằm trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận, đền thờ vua Chăm Pô Klông - Mơh Nai là một công trình tôn giáo có kiến trúc rất đặc biệt của người Chăm.
Ngôi đền được xây dựng vào giai đoạn vương quốc Champa suy tàn (từ thế kỷ 17 trở về sau). Vào giai đoạn này, kỹ thuật xây dựng tháp Chăm truyền thống đã thất truyền, nhưng nhu cầu thờ phụng tổ tiên và tôn giáo của người Chăm vẫn là nhu cầu thường trực.
Vì vậy, họ đã chuyển sang xây dựng dạng đền thờ với vật liệu gỗ, ngói, vôi, có kiến trúc tương tự như đền chùa của người Việt. Tiêu biểu cho dạng kiến trúc này chính là đền thờ vua Chăm Pô Klông - Mơh Nai.
Ðền thờ gồm có 5 gian xây dựng theo hình chữ T, với 3 gian nhà ngang phía sau dùng để thờ phụng. Gian giữa thờ vua Pô Klông - Mơh Nai có 3 tầng, thu nhỏ lại ở phần đỉnh. Trên đỉnh gắn 4 con Ma Ka Ra (con thú trong thần thoại người Chăm dạng như con rồng của Việt Nam) tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.
Trung tâm gian thờ đặt tượng vua Pô Klông - Mơh Nai, tạc bằng một khối đá xanh lớn có trang trí hoa văn cầu kỳ đặc sắc, đây là một trong những bức tượng lớn nhất của người Chăm còn lại nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Gian bên phải thờ bà thứ phi người Việt, công chúa con của một vị chúa Nguyễn, cùng một số con của bà. Bên trái là gian thờ hoàng hậu Popia Sơm, vợ cả của vua, cùng con của bà. Hình tượng hoàng hậu, thứ phi và các con được thể hiện bằng những bức tượng rất sinh động.
Dãy nhà trước gồm 2 gian lớn để trống dùng làm nơi chờ đợi và thực hiện nghi lễ bên ngoài trước lúc vào đền thờ.
Theo sử Chăm, vua Pô Klông - Mơh Nai tên thật là Pômưhata lên ngôi vào năm 1622, đến năm 1627 ông nhường ngôi cho con rể của mình là Pô Klông Gahul. Vua Pô Klông - Mơh Nai đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, nhất là xây dựng các con đập thủy lợi.
Hàng năm gia đình, dòng tộc hậu duệ nhà vua cùng đồng bào Chăm tổ chức nhiều nghi lễ tại đền thờ. Lớn nhất là dịp lễ hội Katê tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch.
Lễ hội này là dịp hiếm hoi các gian thờ của ngôi đền được mở cửa. Trong lễ hội, tượng vua sẽ được đội vương miện thật bằng vàng, mặc áo đại lễ. Tượng hoàng hậu và thứ phi cũng được tắm rửa mặc áo, đội mũ.
Ðền thờ vua Chăm Pô Klông - Mơh Nai đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1991.