Năm trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên, đền thờ vua Hùng là ngôi đền đẹp và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Sài Gòn.Ngôi đền được nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng năm 1926 với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất.Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo... Từ năm 1975, đền đổi tên là đền thờ Vua Hùng.Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, thêm một hàng hiên phía trước, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng Minh Mạng ở Huế.Các họa tiết trang trí của đền thờ Vua Hùng đều có hình rồng và phượng theo thể cung đình. Hai bên các bậc đá lên xuống đều có đôi rồng chầu.Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho 12 Can Chi của văn hóa Á Đông. Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng.Các bao lơn bên trong đền có chạm khắc các hình: hạc, lân, qui, phượng, tô đắp tinh xảo và sơn màu đỏ như son.Các lỗ thông gió ở bốn mặt của đền cũng được chạm khắc tinh xảo.Mùng 10/3 Âm lịch hàng năm, ngôi đền đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng.Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng cũng được coi là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn.
Năm trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên, đền thờ vua Hùng là ngôi đền đẹp và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Sài Gòn.
Ngôi đền được nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng năm 1926 với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir), để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất.
Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo... Từ năm 1975, đền đổi tên là đền thờ Vua Hùng.
Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, thêm một hàng hiên phía trước, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng Minh Mạng ở Huế.
Các họa tiết trang trí của đền thờ Vua Hùng đều có hình rồng và phượng theo thể cung đình. Hai bên các bậc đá lên xuống đều có đôi rồng chầu.
Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho 12 Can Chi của văn hóa Á Đông. Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng.
Các bao lơn bên trong đền có chạm khắc các hình: hạc, lân, qui, phượng, tô đắp tinh xảo và sơn màu đỏ như son.
Các lỗ thông gió ở bốn mặt của đền cũng được chạm khắc tinh xảo.
Mùng 10/3 Âm lịch hàng năm, ngôi đền đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng.
Với tuổi đời gần 100 năm, đền thờ Vua Hùng cũng được coi là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn.