Thánh địa Mỹ Sơn ngày nay còn lưu lại tàn tích của một ngôi đền to lớn được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Đây được coi là ngôi đền đá duy nhất của các di tích Chăm từng được phát hiện đến nay. Dù chỉ còn là phế tích, nhưng diện tích nền cùng hệ móng của ngôi đền cho thấy công trình từng có chiều cao trên 30m, và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa Mỹ Sơn.
Bên cạnh hệ thống nền móng, những gì còn lại của ngôi đền còn hàng chục cột trụ được tạo tác công phu.
Những chân cột tạc hình đài sen thể hiện ảnh hưởng văn hóa Phật giáo rõ nét. Những trụ cột còn nguyên vẹn cao trên dưới 10m giúp hình dung phần nào sự bề thế của ngôi đền khi xưa.Trái với vẻ ngoài hoành tráng, lối đi bên trong ngôi đền khá hẹp vì nơi đây chỉ dành cho giáo sĩ vào làm lễ.
Trung tâm của khu làm lễ là biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni, thể hiện tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.
Khi người Pháp khám phá ra Thánh địa Mỹ Sơn đầu thế kỷ 20, ngôi đền đá đã bị bao phủ bởi một đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong.
Các nghiên cứu cho thấy, ngôi đền đá có thể đã được xây dựng trên vị trí ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4 của người Chăm.Ngôi đền đã có các cấu trúc đá sau nhiều lần trùng tu, mà lần cuối là vào năm 1234, theo văn bia còn được lưu giữ.
Do những biến cố lịch sử, ngôi đền đá vẫn chưa được hoàn thiện cho đến thời điểm sự cai trị của người Chăm Pa ở khu vực chấm dứt.Ngày nay, ngay sát vị trí ngôi đền vẫn còn dấu tích của một hố bom Mỹ. Đây có thể là nguyên nhân khiến ngôi đền sụp đổ hoàn toàn sau khi được người Pháp khai quật.
Thánh địa Mỹ Sơn ngày nay còn lưu lại tàn tích của một ngôi đền to lớn được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Đây được coi là ngôi đền đá duy nhất của các di tích Chăm từng được phát hiện đến nay.
Dù chỉ còn là phế tích, nhưng diện tích nền cùng hệ móng của ngôi đền cho thấy công trình từng có chiều cao trên 30m, và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa Mỹ Sơn.
Bên cạnh hệ thống nền móng, những gì còn lại của ngôi đền còn hàng chục cột trụ được tạo tác công phu.
Những chân cột tạc hình đài sen thể hiện ảnh hưởng văn hóa Phật giáo rõ nét.
Những trụ cột còn nguyên vẹn cao trên dưới 10m giúp hình dung phần nào sự bề thế của ngôi đền khi xưa.
Trái với vẻ ngoài hoành tráng, lối đi bên trong ngôi đền khá hẹp vì nơi đây chỉ dành cho giáo sĩ vào làm lễ.
Trung tâm của khu làm lễ là biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni, thể hiện tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.
Khi người Pháp khám phá ra Thánh địa Mỹ Sơn đầu thế kỷ 20, ngôi đền đá đã bị bao phủ bởi một đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong.
Các nghiên cứu cho thấy, ngôi đền đá có thể đã được xây dựng trên vị trí ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4 của người Chăm.
Ngôi đền đã có các cấu trúc đá sau nhiều lần trùng tu, mà lần cuối là vào năm 1234, theo văn bia còn được lưu giữ.
Do những biến cố lịch sử, ngôi đền đá vẫn chưa được hoàn thiện cho đến thời điểm sự cai trị của người Chăm Pa ở khu vực chấm dứt.
Ngày nay, ngay sát vị trí ngôi đền vẫn còn dấu tích của một hố bom Mỹ. Đây có thể là nguyên nhân khiến ngôi đền sụp đổ hoàn toàn sau khi được người Pháp khai quật.