Một đoàn đường đèo trên Quộc lộ 4G ở huyện Sốp Cộp. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều sông suối, các cung đường ở Sốp Cộp khá hiểm trở.Bù lại, cảnh quan hai bên đường khá ngoạn mục, với núi rừng hoang sơ trải ra ngút ngàn.Đập nước của nhà máy thủy điện Tà Cọ là một trong số ít công trình xây dựng có quy mô lớn hiện diện ở vùng đất hẻo lánh này.Hồ thủy điện Tà Cọ mở ra một khoảng không gian mặt nước nên thơ, thanh bình giữa khung cảnh núi non vùng biên giới.Những đốm trắng phủ lên một góc hồ. Đó là đàn vịt của cư dân địa phương.Toàn cảnh thị trấn Sốp Cộp nhìn từ Quốc lộ 4G.Tháp Mường Và nằm ở bản bản Mường Và là điểm đến nổi bật ở huyện Sốp Cộp. Tòa tháp cổ của người Lào này được xây dựng vào thế kỷ 17, được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1998.Một góc bản Mường Và nhìn từ tháp Mường Và.Cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc địa phương tại một cây cầu treo bắc qua suối Nậm Ca.Cánh đồng lúa chín ở Sốp Cộp. Vùng đất bằng phẳng hai bên bờ suối Nậm Ca là nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa phát triển.Những người nông dân gặt hái mùa vàng vùng Tây Bắc.Cuộc sống ở nơi vùng sâu vùng xa này đang thay đổi từng ngày cùng sự phát triển của đất nước.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
Một đoàn đường đèo trên Quộc lộ 4G ở huyện Sốp Cộp. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều sông suối, các cung đường ở Sốp Cộp khá hiểm trở.
Bù lại, cảnh quan hai bên đường khá ngoạn mục, với núi rừng hoang sơ trải ra ngút ngàn.
Đập nước của nhà máy thủy điện Tà Cọ là một trong số ít công trình xây dựng có quy mô lớn hiện diện ở vùng đất hẻo lánh này.
Hồ thủy điện Tà Cọ mở ra một khoảng không gian mặt nước nên thơ, thanh bình giữa khung cảnh núi non vùng biên giới.
Những đốm trắng phủ lên một góc hồ. Đó là đàn vịt của cư dân địa phương.
Toàn cảnh thị trấn Sốp Cộp nhìn từ Quốc lộ 4G.
Tháp Mường Và nằm ở bản bản Mường Và là điểm đến nổi bật ở huyện Sốp Cộp. Tòa tháp cổ của người Lào này được xây dựng vào thế kỷ 17, được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1998.
Một góc bản Mường Và nhìn từ tháp Mường Và.
Cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc địa phương tại một cây cầu treo bắc qua suối Nậm Ca.
Cánh đồng lúa chín ở Sốp Cộp. Vùng đất bằng phẳng hai bên bờ suối Nậm Ca là nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa phát triển.
Những người nông dân gặt hái mùa vàng vùng Tây Bắc.
Cuộc sống ở nơi vùng sâu vùng xa này đang thay đổi từng ngày cùng sự phát triển của đất nước.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.