Nền văn hóa của vương quốc Chăm cổ rất nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và độc đáo. Nổi bật trong số đó là những tác phẩm thể hiện hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ. Bảo tàng điêu khắc Chăm ở TP Đà Nẵng là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm như vậy.
Gây ấn tượng đặc biệt ở nơi đây là những đài thờ lớn được trang trí cả dãy bầu vú bao quanh. Những tác phẩm này có niên đại từ khoảng thế kỷ 10 trở về sau.
Được thể hiện dưới dạng cách điệu, số lượng bầu ngực trên mỗi bệ đài lên đến hàng chục.
Theo các nhà nghiên cứu, không nền văn hóa nào trong khu vực cũng như trên thế giới có loại hình trang trí như vậy.
Hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ chính là biểu hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa.
Thông qua hinh ảnh những bầu ngực căng tròn, các cư dân Chăm cổ thể hiện ước mơ về một sống sung túc, con đàn cháu đống, thịnh vượng đời đời.
Bên cạnh đó, hình tượng này cũng thể hiện một nét tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc Chăm, đó là tôn thờ thần Uroja - tiếng Sankrit có nghĩa là “vú phụ nữ”.Uroja là một vị thần chỉ xuất hiện trong văn hóa Chăm. Vị thần này đã được người Chăm nâng tầm, sánh ngang bằng với các vị thần tối cao trong hệ thống thần thoại Ấn Độ, vốn có ảnh hưởng sâu đậm đến vương quốc Chăm Pa. Có thể nói hình ảnh bầu ngực Chăm là một trong những sáng tạo văn hóa đặc sắc nhất mà người Chăm để lại trên mảnh đất Việt Nam.
Nền văn hóa của vương quốc Chăm cổ rất nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và độc đáo. Nổi bật trong số đó là những tác phẩm thể hiện hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ. Bảo tàng điêu khắc Chăm ở TP Đà Nẵng là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm như vậy.
Gây ấn tượng đặc biệt ở nơi đây là những đài thờ lớn được trang trí cả dãy bầu vú bao quanh. Những tác phẩm này có niên đại từ khoảng thế kỷ 10 trở về sau.
Được thể hiện dưới dạng cách điệu, số lượng bầu ngực trên mỗi bệ đài lên đến hàng chục.
Theo các nhà nghiên cứu, không nền văn hóa nào trong khu vực cũng như trên thế giới có loại hình trang trí như vậy.
Hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ chính là biểu hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa.
Thông qua hinh ảnh những bầu ngực căng tròn, các cư dân Chăm cổ thể hiện ước mơ về một sống sung túc, con đàn cháu đống, thịnh vượng đời đời.
Bên cạnh đó, hình tượng này cũng thể hiện một nét tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc Chăm, đó là tôn thờ thần Uroja - tiếng Sankrit có nghĩa là “vú phụ nữ”.
Uroja là một vị thần chỉ xuất hiện trong văn hóa Chăm. Vị thần này đã được người Chăm nâng tầm, sánh ngang bằng với các vị thần tối cao trong hệ thống thần thoại Ấn Độ, vốn có ảnh hưởng sâu đậm đến vương quốc Chăm Pa.
Có thể nói hình ảnh bầu ngực Chăm là một trong những sáng tạo văn hóa đặc sắc nhất mà người Chăm để lại trên mảnh đất Việt Nam.