Di tích này được người Pháp gọi là đồi Hài cốt (Ossuaire), còn người dân địa phương gọi là nghĩa trang Y Pha Nho (Tây Ban Nha).
Đây chính là khu nghĩa địa của những binh lính trong liên quân Pháp và Tây Ban Nha tử trận trong các cuộc tấn công đầu tiên vào cảng Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1860, mở màn cho thời kỳ Pháp thuộc trên mảnh đất Việt Nam. Tâm điểm của nghĩa trang này là một ngôi nhà nguyện nhỏ. Trên nóc nhà nguyện có cây thánh giá khắc chữ “SPES UNICA”, bên dưới có những dòng chữ La Tinh uốn lượn theo hoa văn hình vòm và phía trên đường viền của cửa chính có chạm nổi chữ “OSSUAIRE” - Hài cốt.
Ngôi nhà nguyện có bề ngang khoảng 3m, dài khoảng 12m và cao khoảng 3,5m, bên trong chỉ có một cái bàn thờ theo nghi thức Công giáo. Trên bàn thờ có một dòng chữ La Tinh được khắc theo hình vòm đối xứng.
Bức tường bên trái có tấm bia khác dòng chữ “A la mémoire des combattants Francais et Espagnols de l’Expédition Rigault de Genouilly. Mort en 1858 – 59 – 60 et ensevelissement en lieux“. Nghĩa là: "Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de Genuoilly. Chết những năm 1858 – 59 – 60 và được an táng ở đây”. Có tài liệu nói rằng nhà nguyện này chính là một ngôi mộ chung của nhiều binh lính mà người ta đã khai quật và tập trung về đây.Hai bên hông nhà nguyện có hai cửa sổ có chấn song sắt. Nhìn ra bên ngoài là nhiều nhiều bia mộ nhấp nhô.
Xung quanh nhà nguyện có tất cả 32 ngôi mộ nằm ngang dọc, được đắp bằng xi măng, có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau.
Những dòng chữ khắc trên bia mộ ghi lại tên tuổi, quê quán và năm chết của người nằm dưới mộ - hầu hết là từ năm 1858 - 1860.
Theo thông lệ, vào những ngày lễ của Công giáo, một số du khách phương Tây và giáo dân ở địa phương lại đến để cầu nguyện cho những người nằm dưới nghĩa trang.
Sau 2 thế kỷ, những biến cố lịch sử đau thương trên bán đảo Sơn Trà đã bị dòng thời gian xóa nhòa. Điều còn lại ở nghĩa trang cổ xưa này là một khoảng không gian thoáng đãng và bình yên, như tấm lòng rộng mở và bao dung của con người Đà Nẵng.
Di tích này được người Pháp gọi là đồi Hài cốt (Ossuaire), còn người dân địa phương gọi là nghĩa trang Y Pha Nho (Tây Ban Nha).
Đây chính là khu nghĩa địa của những binh lính trong liên quân Pháp và Tây Ban Nha tử trận trong các cuộc tấn công đầu tiên vào cảng Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1860, mở màn cho thời kỳ Pháp thuộc trên mảnh đất Việt Nam.
Tâm điểm của nghĩa trang này là một ngôi nhà nguyện nhỏ. Trên nóc nhà nguyện có cây thánh giá khắc chữ “SPES UNICA”, bên dưới có những dòng chữ La Tinh uốn lượn theo hoa văn hình vòm và phía trên đường viền của cửa chính có chạm nổi chữ “OSSUAIRE” - Hài cốt.
Ngôi nhà nguyện có bề ngang khoảng 3m, dài khoảng 12m và cao khoảng 3,5m, bên trong chỉ có một cái bàn thờ theo nghi thức Công giáo. Trên bàn thờ có một dòng chữ La Tinh được khắc theo hình vòm đối xứng.
Bức tường bên trái có tấm bia khác dòng chữ “A la mémoire des combattants Francais et Espagnols de l’Expédition Rigault de Genouilly. Mort en 1858 – 59 – 60 et ensevelissement en lieux“. Nghĩa là: "Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de Genuoilly. Chết những năm 1858 – 59 – 60 và được an táng ở đây”.
Có tài liệu nói rằng nhà nguyện này chính là một ngôi mộ chung của nhiều binh lính mà người ta đã khai quật và tập trung về đây.
Hai bên hông nhà nguyện có hai cửa sổ có chấn song sắt. Nhìn ra bên ngoài là nhiều nhiều bia mộ nhấp nhô.
Xung quanh nhà nguyện có tất cả 32 ngôi mộ nằm ngang dọc, được đắp bằng xi măng, có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau.
Những dòng chữ khắc trên bia mộ ghi lại tên tuổi, quê quán và năm chết của người nằm dưới mộ - hầu hết là từ năm 1858 - 1860.
Theo thông lệ, vào những ngày lễ của Công giáo, một số du khách phương Tây và giáo dân ở địa phương lại đến để cầu nguyện cho những người nằm dưới nghĩa trang.
Sau 2 thế kỷ, những biến cố lịch sử đau thương trên bán đảo Sơn Trà đã bị dòng thời gian xóa nhòa. Điều còn lại ở nghĩa trang cổ xưa này là một khoảng không gian thoáng đãng và bình yên, như tấm lòng rộng mở và bao dung của con người Đà Nẵng.