1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Durga là một hiện vật đặc sắc của nền văn hóa Óc Eo.Điểm đáng chú ý nhất ở hiện vật này là trên phần bệ có hình một đầu trâu với cặp sừng dài. Nhờ hình tượng con trâu này, các nhà nghiên cứu có thể xác định tượng tạc hình thần Durga, một nữ thần quan trọng trong đạo Hindu.Trong thần thoại Hindu giáo, Durga là một trong muôn vàn hình dạng người vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần Durga đã chiến thắng quỷ trâu, giúp loài người thoát khỏi tai ương.2. Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) là nơi lưu giữ bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý. Những bức tượng này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.10 linh thú chùa Phật Tích gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử bằng đá được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Trong đó, tượng trâu được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và sinh động.Trong điển tích nhà Phật, hình tượng con trâu mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật. Hình ảnh loài vật thể hiện việc tự chăn tâm mình như là thuần phục một con trâu.3. Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Bảo vật quốc gia nổi tiếng của Cố đô Huế. Trên Thuần đình - chiếc đỉnh thứ sáu trong Cửu đỉnh - có hình tượng "Ly ngưu", nghĩa là con bò tót, loài vật có họ hàng với trâu. So với hình ảnh đời thực, tạo hình "Ly ngưu" trên Thuần đỉnh giống với trâu hơn là bò tót.Trên Cao đỉnh - chiếc đỉnh đầu tiên của Cửu đỉnh - có hình tượng “Ngưu Chữ giang” là kênh Bến Nghé, huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn – Gia Định. Tương truyền, xưa kia ở con kênh này có một bến nước mà nhiều con nghé (trâu con) đến uống nước nên mới thành tên Bến Nghé.Ngoài ba bảo vật quốc gia đã đề cập, hình tượng trâu cũng xuất hiện trên nhiều cổ vật đặc sắc khác của Việt Nam, ví dụ như tượng trâu bằng ngọc quý trong bộ tượng 12 con giáp của nhà Nguyễn, được giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia... Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Durga là một hiện vật đặc sắc của nền văn hóa Óc Eo.
Điểm đáng chú ý nhất ở hiện vật này là trên phần bệ có hình một đầu trâu với cặp sừng dài. Nhờ hình tượng con trâu này, các nhà nghiên cứu có thể xác định tượng tạc hình thần Durga, một nữ thần quan trọng trong đạo Hindu.
Trong thần thoại Hindu giáo, Durga là một trong muôn vàn hình dạng người vợ của thần Siva. Dưới hình dạng này, nữ thần Durga đã chiến thắng quỷ trâu, giúp loài người thoát khỏi tai ương.
2. Chùa Phật Tích (Bắc Ninh) là nơi lưu giữ bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý. Những bức tượng này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
10 linh thú chùa Phật Tích gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử bằng đá được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Trong đó, tượng trâu được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và sinh động.
Trong điển tích nhà Phật, hình tượng con trâu mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật. Hình ảnh loài vật thể hiện việc tự chăn tâm mình như là thuần phục một con trâu.
3. Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là Bảo vật quốc gia nổi tiếng của Cố đô Huế. Trên Thuần đình - chiếc đỉnh thứ sáu trong Cửu đỉnh - có hình tượng "Ly ngưu", nghĩa là con bò tót, loài vật có họ hàng với trâu. So với hình ảnh đời thực, tạo hình "Ly ngưu" trên Thuần đỉnh giống với trâu hơn là bò tót.
Trên Cao đỉnh - chiếc đỉnh đầu tiên của Cửu đỉnh - có hình tượng “Ngưu Chữ giang” là kênh Bến Nghé, huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn – Gia Định. Tương truyền, xưa kia ở con kênh này có một bến nước mà nhiều con nghé (trâu con) đến uống nước nên mới thành tên Bến Nghé.
Ngoài ba bảo vật quốc gia đã đề cập, hình tượng trâu cũng xuất hiện trên nhiều cổ vật đặc sắc khác của Việt Nam, ví dụ như tượng trâu bằng ngọc quý trong bộ tượng 12 con giáp của nhà Nguyễn, được giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.