Đào Duy Từ (1572 – 1634) là một gương mặt danh nhân xuất chúng trong sử Việt. Được coi là một thiên tài quân sự, ông đã viết bộ sách quân sự “Hổ trướng khu cơ” và cũng là người thiết kế lũy Trường Dục hay lũy Thầy, một công trình quân sự nổi tiếng trong sử sách. Ảnh: Di tích lũy Trường Dục ở Đồng Hới, Quảng Bình.Bốn thế kỷ trước, các phương tiện đo đạc chưa chuẩn xác như ngày nay. Chỉ bằng cách nhìn hình thế núi sông, Đào Duy Từ đã hiến kế cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng một hệ thống công trình phòng ngự bền vững nhằm chặn ngang đường tiến quân của quân Trịnh.Dưới sự tham mưu của Đào Duy Từ, lũy Trường Dục được xây dựng từ năm 1630. Đây là hệ thống tường thành bằng đất bắt đầu tại làng Trường Dục chạy tới phá Lạc Hải, dọc bờ sông Rào Đá đến giáp sông Nhật Lệ, lại ngược theo tả ngạn đến Quảng Xá.Lũy dài hơn 12 km, có nơi cao hơn 3 mét, chân lũy rộng từ 6-8 mét. Để củng cố thêm, sau này Đào Duy Từ còn thiết kế thêm lũy Động Hải, tạo thế tương hỗ cho các công trình phòng thủ khu vực tranh chấp Trịnh - Nguyễn.Lũy Trường Dục đã phát huy xuất sắc vai trò phòng ngự trong lịch sử cuộc phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn. Năm 1648, quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình nhưng không thể vượt nổi lũy Trường DụcĐến năm 1672, chiến sự lại diễn ra ác liệt tại lũy Động Hải. Quân Trịnh đã đánh ròng rã mấy tháng trời nhưng không thể vượt qua được phòng tuyến vô cùng vững chắc do Đào Duy Từ xây dựng.Nhờ có lũy Trường Dục, chúa Nguyễn đã duy trì được cục diện giằng co với quân đội của chúa Trịnh non nửa thế kỷ. Cuộc chiến bất phân thắng bại đã dẫn tới việc hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Ảnh: Quảng Bình Quan ở Đồng Hới, một công trình thuộc hệ thống lũy Trường Dục xưa.Để ghi ơn Đào Duy Từ như một người thầy lớn, dân gian gọi lũy Trường Dục đơn giản là lũy Thầy. Tầm quan trọng của lũy Thầy đã đi vào văn học dân gian, qua các câu “Thứ nhất thì sợ lũy Thầy, thứ nhì thì sợ lầy Võ Xá” hay “Có tài thì vượt sông Gianh / dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay”.Các sử gia thời hiện đại đánh giá, trong lịch sử phong kiến trung đại Việt Nam, hiếm có trình nào mang tác dụng phòng thủ lâu dài, ảnh hưởng đến cục diện của cả một cuộc chiến lớn như hệ thống thành lũy mà Đào Duy Từ đã xây dựng ở mảnh đất miền Trung.Trong 8 năm cống hiến tài năng trí tuệ của mình cho chúa Nguyễn, Đào Duy Từ đã bộc lộ được toàn bộ khả năng của mình và ghi dấu trong sử Việt với tư cách một trong những bậc đại công thần, một chiến lược gia kiệt xuất...Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.
Đào Duy Từ (1572 – 1634) là một gương mặt danh nhân xuất chúng trong sử Việt. Được coi là một thiên tài quân sự, ông đã viết bộ sách quân sự “Hổ trướng khu cơ” và cũng là người thiết kế lũy Trường Dục hay lũy Thầy, một công trình quân sự nổi tiếng trong sử sách. Ảnh: Di tích lũy Trường Dục ở Đồng Hới, Quảng Bình.
Bốn thế kỷ trước, các phương tiện đo đạc chưa chuẩn xác như ngày nay. Chỉ bằng cách nhìn hình thế núi sông, Đào Duy Từ đã hiến kế cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng một hệ thống công trình phòng ngự bền vững nhằm chặn ngang đường tiến quân của quân Trịnh.
Dưới sự tham mưu của Đào Duy Từ, lũy Trường Dục được xây dựng từ năm 1630. Đây là hệ thống tường thành bằng đất bắt đầu tại làng Trường Dục chạy tới phá Lạc Hải, dọc bờ sông Rào Đá đến giáp sông Nhật Lệ, lại ngược theo tả ngạn đến Quảng Xá.
Lũy dài hơn 12 km, có nơi cao hơn 3 mét, chân lũy rộng từ 6-8 mét. Để củng cố thêm, sau này Đào Duy Từ còn thiết kế thêm lũy Động Hải, tạo thế tương hỗ cho các công trình phòng thủ khu vực tranh chấp Trịnh - Nguyễn.
Lũy Trường Dục đã phát huy xuất sắc vai trò phòng ngự trong lịch sử cuộc phân tranh giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn. Năm 1648, quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình nhưng không thể vượt nổi lũy Trường Dục
Đến năm 1672, chiến sự lại diễn ra ác liệt tại lũy Động Hải. Quân Trịnh đã đánh ròng rã mấy tháng trời nhưng không thể vượt qua được phòng tuyến vô cùng vững chắc do Đào Duy Từ xây dựng.
Nhờ có lũy Trường Dục, chúa Nguyễn đã duy trì được cục diện giằng co với quân đội của chúa Trịnh non nửa thế kỷ. Cuộc chiến bất phân thắng bại đã dẫn tới việc hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Ảnh: Quảng Bình Quan ở Đồng Hới, một công trình thuộc hệ thống lũy Trường Dục xưa.
Để ghi ơn Đào Duy Từ như một người thầy lớn, dân gian gọi lũy Trường Dục đơn giản là lũy Thầy. Tầm quan trọng của lũy Thầy đã đi vào văn học dân gian, qua các câu “Thứ nhất thì sợ lũy Thầy, thứ nhì thì sợ lầy Võ Xá” hay “Có tài thì vượt sông Gianh / dẫu thêm hai cánh trường thành khó bay”.
Các sử gia thời hiện đại đánh giá, trong lịch sử phong kiến trung đại Việt Nam, hiếm có trình nào mang tác dụng phòng thủ lâu dài, ảnh hưởng đến cục diện của cả một cuộc chiến lớn như hệ thống thành lũy mà Đào Duy Từ đã xây dựng ở mảnh đất miền Trung.
Trong 8 năm cống hiến tài năng trí tuệ của mình cho chúa Nguyễn, Đào Duy Từ đã bộc lộ được toàn bộ khả năng của mình và ghi dấu trong sử Việt với tư cách một trong những bậc đại công thần, một chiến lược gia kiệt xuất...
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.