Nằm ở số 30 Lê Lợi, khách sạn Saigon Morin có lịch sử hình thành từ năm 1901, là một trong số những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam. Khách sạn do doanh nhân người Pháp Henri Bogaert xây dựng, có tên gọi ban đầu là Grand Hôtel de Hué.Trong hơn một thế kỷ tồn tại, khách sạn Saigon Morin đã nhiều lần thay tên đổi chủ, trong đó có giai đoạn trở thành trụ sở của Đại học Huế và Đại học Tổng hợp Huế. Ban đầu công trình có hai tầng, phong cách kiến trúc Tân cổ điển. Sau đợt trùng tu lớn, khách sạn có 4 tầng như hiện tại.Nằm ở số 23-25 Lê Lợi, trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế từng là Tòa Công chánh, một trong những công trình kiểu Tây hoành tráng nhất Cố đô Huế thời thuộc địa. Khu dinh thự này gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp, nằm trong khuôn viên rộng với một mặt giáp sông Hương.Khối nhà chính của Tòa Công chánh là một tòa nhà ba tầng đồ sộ, tòa nhà thứ hai nằm đối diện qua một khoảng sân. Dù có quy mô lớn và xây dựng bằng vật liệu hiện đại, công trình được đánh giá là hài hòa với cảnh quan sông Hương do được xây xa bờ sông, có nhiều nhiều cây xanh bao quanh.Nằm ở số 14 Lê Lợi, trường THPT Hai Bà Trưng có tiền thân là trường Nữ sinh Đồng Khánh (trường Đồng Khánh), được xây dựng từ năm 1917-1919. Trường có kiến trúc thời thuộc địa điển hình, nằm trong khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng.Từ khi thành thập, nhiều nữ sinh của trường đã trở thành người xuất chúng, đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Những năm gần đây nhà trường đã tu bổ, xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường không thay đổi đáng kể so với thuở đầu.Nằm ở số 12 Lê Lợi, Trường THPT Chuyên Quốc Học hay trường Quốc Học Huế được thành lập vào năm 1896, là một trong những ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam. Kiến trúc hiện tại của trường có từ năm 1915, là sự kết hợp giữa phong cách phương Tây và mỹ thuật truyền thống Huế.Trường Quốc Học nổi tiếng bởi nhiều nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam từng theo học tại đây, nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh (niên khoá 1908 - 1909) và Võ Nguyên Giáp (2 niên khóa 1924-1925 và 1925-1926). Ngày nay, trường Quốc Học là một di tích lịch sử quan trọng của Huế.Nằm đối diện với cổng trưởng Quốc Học, Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong còn được gọi là Bia Quốc Học, là một công trình kiến trúc độc đáo, có lịch sử khá đặc biệt. Công trình được xây năm 1920 để tưởng niệm những binh sĩ Pháp - Việt ở Trung kỳ đã chết trong Thế chiến I.Đài tưởng niệm được xây theo dạng một bình phong lớn, hai bên có trụ biểu, các hoạ tiết trang trí mang phong cách đặc trưng thời Nguyễn. Về mặt kiến trúc, công trình được đánh giá là mang nét đẹp truyền thống Huế, hài hòa với cảnh quan sông Hương và trường Quốc Học.Tọa lạc tại số 3 Lê Lợi, Đại học Huế từng là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc địa. Quá khứ xa xưa của ngôi trường được thể hiện qua tòa nhà mặt tiền mang kiến trúc phương Tây cổ điển khá ấn tượng, được xây năm 1927.Viện Dân biểu Trung Kỳ được lập năm 1926, có nhiệm vụ góp ý với chính phủ về các vấn đề liên quan đến dân bản xứ. Nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng là viện trưởng đầu tiên của Viện. Dưới sự lãnh đạo của cụ Huỳnh, Viện đã có nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người dân.Từ đường Lê Lợi đi thẳng qua cầu Ga sẽ đến ga Huế, một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Ga được người Pháp cho xây năm 1908, tên cũ là ga Trường Súng, là một nhà ga trên tuyến đường sắt Đông Hà – Đà Nẵng.Nhà ga Huế mang kiến trúc đậm chất Pháp, được xây dựng theo mô hình dịch vụ đường sắt Âu châu, gồm một quần thể công trình liên hoàn với ga hành khách, ga hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa, khách sạn. Ngày nay các công trinh xưa của ga Huế vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.
Nằm ở số 30 Lê Lợi, khách sạn Saigon Morin có lịch sử hình thành từ năm 1901, là một trong số những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam. Khách sạn do doanh nhân người Pháp Henri Bogaert xây dựng, có tên gọi ban đầu là Grand Hôtel de Hué.
Trong hơn một thế kỷ tồn tại, khách sạn Saigon Morin đã nhiều lần thay tên đổi chủ, trong đó có giai đoạn trở thành trụ sở của Đại học Huế và Đại học Tổng hợp Huế. Ban đầu công trình có hai tầng, phong cách kiến trúc Tân cổ điển. Sau đợt trùng tu lớn, khách sạn có 4 tầng như hiện tại.
Nằm ở số 23-25 Lê Lợi, trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế từng là Tòa Công chánh, một trong những công trình kiểu Tây hoành tráng nhất Cố đô Huế thời thuộc địa. Khu dinh thự này gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp, nằm trong khuôn viên rộng với một mặt giáp sông Hương.
Khối nhà chính của Tòa Công chánh là một tòa nhà ba tầng đồ sộ, tòa nhà thứ hai nằm đối diện qua một khoảng sân. Dù có quy mô lớn và xây dựng bằng vật liệu hiện đại, công trình được đánh giá là hài hòa với cảnh quan sông Hương do được xây xa bờ sông, có nhiều nhiều cây xanh bao quanh.
Nằm ở số 14 Lê Lợi, trường THPT Hai Bà Trưng có tiền thân là trường Nữ sinh Đồng Khánh (trường Đồng Khánh), được xây dựng từ năm 1917-1919. Trường có kiến trúc thời thuộc địa điển hình, nằm trong khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng.
Từ khi thành thập, nhiều nữ sinh của trường đã trở thành người xuất chúng, đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Những năm gần đây nhà trường đã tu bổ, xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường không thay đổi đáng kể so với thuở đầu.
Nằm ở số 12 Lê Lợi, Trường THPT Chuyên Quốc Học hay trường Quốc Học Huế được thành lập vào năm 1896, là một trong những ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam. Kiến trúc hiện tại của trường có từ năm 1915, là sự kết hợp giữa phong cách phương Tây và mỹ thuật truyền thống Huế.
Trường Quốc Học nổi tiếng bởi nhiều nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam từng theo học tại đây, nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh (niên khoá 1908 - 1909) và Võ Nguyên Giáp (2 niên khóa 1924-1925 và 1925-1926). Ngày nay, trường Quốc Học là một di tích lịch sử quan trọng của Huế.
Nằm đối diện với cổng trưởng Quốc Học, Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong còn được gọi là Bia Quốc Học, là một công trình kiến trúc độc đáo, có lịch sử khá đặc biệt. Công trình được xây năm 1920 để tưởng niệm những binh sĩ Pháp - Việt ở Trung kỳ đã chết trong Thế chiến I.
Đài tưởng niệm được xây theo dạng một bình phong lớn, hai bên có trụ biểu, các hoạ tiết trang trí mang phong cách đặc trưng thời Nguyễn. Về mặt kiến trúc, công trình được đánh giá là mang nét đẹp truyền thống Huế, hài hòa với cảnh quan sông Hương và trường Quốc Học.
Tọa lạc tại số 3 Lê Lợi, Đại học Huế từng là trụ sở của Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc địa. Quá khứ xa xưa của ngôi trường được thể hiện qua tòa nhà mặt tiền mang kiến trúc phương Tây cổ điển khá ấn tượng, được xây năm 1927.
Viện Dân biểu Trung Kỳ được lập năm 1926, có nhiệm vụ góp ý với chính phủ về các vấn đề liên quan đến dân bản xứ. Nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng là viện trưởng đầu tiên của Viện. Dưới sự lãnh đạo của cụ Huỳnh, Viện đã có nhiều hoạt động bảo vệ quyền lợi người dân.
Từ đường Lê Lợi đi thẳng qua cầu Ga sẽ đến ga Huế, một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Ga được người Pháp cho xây năm 1908, tên cũ là ga Trường Súng, là một nhà ga trên tuyến đường sắt Đông Hà – Đà Nẵng.
Nhà ga Huế mang kiến trúc đậm chất Pháp, được xây dựng theo mô hình dịch vụ đường sắt Âu châu, gồm một quần thể công trình liên hoàn với ga hành khách, ga hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa, khách sạn. Ngày nay các công trinh xưa của ga Huế vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.