Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp, tức Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đầu tiên của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Di sản này gồm 3 khu vực liền kề nhau là di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa. Ảnh:Vũ Minh Quân. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) là 2 Di sản Thiên nhiên Thế giới ấn tượng của Việt Nam. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận vào các năm 1994 cho giá trị thẩm mỹ và 2000 cho giá trị địa chất, địa mạo. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận theo tiêu chí địa chất, địa mạo vào năm 2003 và tiêu chí hệ sinh thái cùng đa dạng sinh học vào năm 2015. Ảnh:Minh Đức. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2010. Di sản gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội (với Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn...) và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Quỳnh Trang.Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, công trình là kinh đô của nhà Hồ, được Hồ Quý Ly cho xây năm 1397, còn gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội), với kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây... Cổng Nam, hay cổng Tiền, là cổng chính tại di tích, cũng là kiến trúc ấn tượng bậc nhất của di sản. Ảnh: Nguyễn Chính Nghĩa.Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn nằm tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Theo tư liệu của ban quản lý di sản, quần thể hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp Chăm ở đây được tạo lập trong suốt thời gian dài 900 năm, từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13. Đây là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa xưa, nằm giữa một thung lũng hùng vĩ, thâm nghiêm, kết tinh nhiều giá trị đặc sắc. Ảnh: Myson Sanctuary.Ngoài Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có Đô thị cổ Hội An đã được UNESCO vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, Hội An từng là thương cảng thịnh đạt khoảng thế kỷ 17-18, nằm trong số những cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á. Qua những thăng trầm thời gian, Hội An ngày nay vẫn bảo tồn được quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ tộc, cảng chợ... độc đáo, hiếm thấy. Ảnh: Tonkin.Năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) được UNESCO công nhận, trở thành Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam. So với các cố đô khác trong cả nước, Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa quán... độc đáo, đặc sắc. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng, thu hút đông du khách trên bản đồ du lịch miền Trung. Ảnh: Tài Phạm.
Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp, tức Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đầu tiên của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Di sản này gồm 3 khu vực liền kề nhau là di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa. Ảnh:Vũ Minh Quân.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) là 2 Di sản Thiên nhiên Thế giới ấn tượng của Việt Nam. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận vào các năm 1994 cho giá trị thẩm mỹ và 2000 cho giá trị địa chất, địa mạo. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận theo tiêu chí địa chất, địa mạo vào năm 2003 và tiêu chí hệ sinh thái cùng đa dạng sinh học vào năm 2015. Ảnh:Minh Đức.
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2010. Di sản gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội (với Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn...) và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Ảnh: Quỳnh Trang.
Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2011. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, công trình là kinh đô của nhà Hồ, được Hồ Quý Ly cho xây năm 1397, còn gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội), với kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây... Cổng Nam, hay cổng Tiền, là cổng chính tại di tích, cũng là kiến trúc ấn tượng bậc nhất của di sản. Ảnh: Nguyễn Chính Nghĩa.
Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn nằm tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Theo tư liệu của ban quản lý di sản, quần thể hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp Chăm ở đây được tạo lập trong suốt thời gian dài 900 năm, từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13. Đây là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa xưa, nằm giữa một thung lũng hùng vĩ, thâm nghiêm, kết tinh nhiều giá trị đặc sắc. Ảnh: Myson Sanctuary.
Ngoài Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có Đô thị cổ Hội An đã được UNESCO vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, Hội An từng là thương cảng thịnh đạt khoảng thế kỷ 17-18, nằm trong số những cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á. Qua những thăng trầm thời gian, Hội An ngày nay vẫn bảo tồn được quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ tộc, cảng chợ... độc đáo, hiếm thấy. Ảnh: Tonkin.
Năm 1993, Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) được UNESCO công nhận, trở thành Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam. So với các cố đô khác trong cả nước, Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa quán... độc đáo, đặc sắc. Đây cũng là điểm đến nổi tiếng, thu hút đông du khách trên bản đồ du lịch miền Trung. Ảnh: Tài Phạm.