Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần (tức Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế, 1620-1687), vị chúa Nguyễn thứ 4 được gọi là lăng Trường Hưng, tọa lạc tại núi xã Hải Cát, phủ Thừa Thiên, nay là thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về tổng thể, lăng có cấu trúc tương tự các lăng mộ chúa Nguyễn đã đề cập đến, với hai vòng thành bao quanh mộ.
Vòng thành ngoài lăng có chu vi 210m, cao 2,57m. Vòng thành trong chu vi 53m,cao 2m.Tấm phù điêu sau cổng chính của lăng còn khá nguyên vẹn, mặt trước đắp hình đôi lân, mặt sau có hình rồng.
Trong đợt trùng tu năm 1996, lăng Trường Hưng được dựng thêm bia mộ bằng đá, khiến lăng trở thành lăng vị chúa Nguyễn duy nhất có văn bia.
Bia đặt phía trước mộ phần. Mặt trước bia đề dòng chữ Hán: “Thái Tông Hiếu Triết Trường Hưng Lăng”. Mặt khắc tiểu sử và công trạng của chúa Nguyễn Phúc Tần bằng tiếng Việt. Mộ gồm 2 tầng, trong đợt trùng tu vừa qua đã được trang trí thêm hoa văn và làm rộng hơn. Tầng 1 rộng 193cm, dài 271cm, cao 22cm. Tầng 2 rộng 241cm, dài 326cm, cao 18cm. Mộ nằm trên một nền chữ nhật rộng 345cm, dài 433cm, cao 7cm. Bình phong ở mặt sau vòng thành ngoài của lăng vẫn còn giữ được hình rồng khá chi tiết.
Phía trước cổng lăng có một khoảng sân nhỏ, trên sân có xây 10 chiếc chậu để trồng hoa và cây cảnh (xưa chỉ có 9 chiếc nên dân gian còn gọi lăng Trường Hưng là lăng Chín Chậu). Phía trước lăng còn có hệ thống bậc cấp đi lên sân gồm 7 bậc. Các bậc này đều đã được trùng tu lại.
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần (tức Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế, 1620-1687), vị chúa Nguyễn thứ 4 được gọi là lăng Trường Hưng, tọa lạc tại núi xã Hải Cát, phủ Thừa Thiên, nay là thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Về tổng thể, lăng có cấu trúc tương tự các lăng mộ chúa Nguyễn đã đề cập đến, với hai vòng thành bao quanh mộ.
Vòng thành ngoài lăng có chu vi 210m, cao 2,57m. Vòng thành trong chu vi 53m,cao 2m.
Tấm phù điêu sau cổng chính của lăng còn khá nguyên vẹn, mặt trước đắp hình đôi lân, mặt sau có hình rồng.
Trong đợt trùng tu năm 1996, lăng Trường Hưng được dựng thêm bia mộ bằng đá, khiến lăng trở thành lăng vị chúa Nguyễn duy nhất có văn bia.
Bia đặt phía trước mộ phần. Mặt trước bia đề dòng chữ Hán: “Thái Tông Hiếu Triết Trường Hưng Lăng”. Mặt khắc tiểu sử và công trạng của chúa Nguyễn Phúc Tần bằng tiếng Việt.
Mộ gồm 2 tầng, trong đợt trùng tu vừa qua đã được trang trí thêm hoa văn và làm rộng hơn. Tầng 1 rộng 193cm, dài 271cm, cao 22cm. Tầng 2 rộng 241cm, dài 326cm, cao 18cm. Mộ nằm trên một nền chữ nhật rộng 345cm, dài 433cm, cao 7cm.
Bình phong ở mặt sau vòng thành ngoài của lăng vẫn còn giữ được hình rồng khá chi tiết.
Phía trước cổng lăng có một khoảng sân nhỏ, trên sân có xây 10 chiếc chậu để trồng hoa và cây cảnh (xưa chỉ có 9 chiếc nên dân gian còn gọi lăng Trường Hưng là lăng Chín Chậu).
Phía trước lăng còn có hệ thống bậc cấp đi lên sân gồm 7 bậc. Các bậc này đều đã được trùng tu lại.