Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Lan (tức Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàn Đế, 1601-1648), vị chúa Nguyễn thứ 3 được gọi là lăng Trường Diên, tọa lạc
núi An Bằng, phủ Thừa Thiên, nay thuộc thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng xoay mặt về hướng Bắc, có cấu trúc tương tự như lăng Trường Cơ và Trường Diễn. Vòng thành ngoài lăng có chu vi 124,5m, cao 2,5m. Vòng trong có chu vi 68,3m, cao 2m. Trong các lăng mộ của 9 chúa Nguyễn, lăng Trường Diên là công trình đã bị xuống cấp trầm trọng nhất. Theo ghi nhận vào cuối tháng 8/2014, nhiều hạng mục của lăng đã bị đổ nát, khuôn viên lăng bị cây cỏ dại xâm lấn. Bình phong sau cổng chính đã sụp đổ, chỉ còn lại phần chân. Một trong hai trụ cổng của vòng thành trong cũng bị đổ. Mộ phần có 2 tầng: Tầng 1 rộng 170cm, dài 214cm, cao 27cm; tầng 2 rộng 187cm, dài 310cm, cao 23cm. Hương án trước mộ có quy cách tương tự như hương án ở lăng Trường Cơ. Bình phong phía sau mộ có hình rồng khảm sứ, nay chỉ còn dấu vết mờ nhạt. Nhiều đoạn tường thành của lăng mộ đã bị sạt lở nặng nề. Toàn cảnh lăng Trường Diễn nhìn từ triền đồi sau lăng.
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Lan (tức Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàn Đế, 1601-1648), vị chúa Nguyễn thứ 3 được gọi là lăng Trường Diên, tọa lạc
núi An Bằng, phủ Thừa Thiên, nay thuộc thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Lăng xoay mặt về hướng Bắc, có cấu trúc tương tự như lăng Trường Cơ và Trường Diễn. Vòng thành ngoài lăng có chu vi 124,5m, cao 2,5m. Vòng trong có chu vi 68,3m, cao 2m.
Trong các lăng mộ của 9 chúa Nguyễn, lăng Trường Diên là công trình đã bị xuống cấp trầm trọng nhất. Theo ghi nhận vào cuối tháng 8/2014, nhiều hạng mục của lăng đã bị đổ nát, khuôn viên lăng bị cây cỏ dại xâm lấn.
Bình phong sau cổng chính đã sụp đổ, chỉ còn lại phần chân.
Một trong hai trụ cổng của vòng thành trong cũng bị đổ.
Mộ phần có 2 tầng: Tầng 1 rộng 170cm, dài 214cm, cao 27cm; tầng 2 rộng 187cm, dài 310cm, cao 23cm.
Hương án trước mộ có quy cách tương tự như hương án ở lăng Trường Cơ.
Bình phong phía sau mộ có hình rồng khảm sứ, nay chỉ còn dấu vết mờ nhạt.
Nhiều đoạn tường thành của lăng mộ đã bị sạt lở nặng nề.
Toàn cảnh lăng Trường Diễn nhìn từ triền đồi sau lăng.