Hình kỳ lân trang trí trên đĩa gốm nhiều màu thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật được tìm thấy trong tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Theo truyền thuyết, kỳ lân là loài vật có móng guốc, thân phủ vẩy cá. (Các hiện vật trong bài được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).Tượng kỳ lân trên ấn “Đề thống tướng quân” bằng đồng thời Lê sơ, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1515). Hình tượng kỳ lân phổ biến từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), khi Nho giáo phát triển đến đỉnh cao.Hình kỳ lân móng rồng trên hũ gốm hoa lam thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật trong tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Theo quan niệm của người xưa, kỳ lân là biểu tượng cho lòng nhân từ. Giai thoại dân gian kể lại rằng, mỗi khi kỳ lân xuất hiện là điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời.Tượng kỳ lân bằng gỗ dùng để trang trí kiến trúc thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Trong không gian kiến trúc của người Việt xưa, kỳ lân thường được bài trí thành từng cặp, đứng chầu trước cung điện hay đền miếu để thể hiện sự tôn nghiêm.Tượng long mã bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Long mã là một dạng hóa thân của kỳ lân. Theo quan niệm của người xưa, long mã tượng trưng cho phẩm hạnh của các bậc thánh nhân.Khay gốm hoa lam vẽ hình Long mã cõng Hà đồ thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802 – 1920). Long mã thường được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Hình long mã trong tư thế chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận độngTượng nghê bằng đất nung thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18, phát hiện tại An Lạc, Khoái Châu, Hưng Yên. Nghê là một hóa thân khác của kỳ lân. Đây là một linh vật bản địa do người Việt sáng tạo ra, mang những đặc điểm của kỳ lân và sư tử.Tượng nghê chầu bằng gỗ sơn thiếp, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18. Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các ác quỷ... Nghê luôn được đặt thành một cặp trước lối vào các công trình quan trọng với cộng đồng như cổng làng, cổng đình và các cung điện, biệt phủ xưa.Kỳ lân cũng là tên người Việt dành cho pegasus (ngựa có cánh) phương Tây, dù kỳ lân truyền thống và pegasus không có liên hệ với nhau. Do sự giao thương với phương Tây mà pegasus xuất hiện trên một số cổ vật Việt. Ảnh: Kỳ lân - pegasus trên bình gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15. Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Hình kỳ lân trang trí trên đĩa gốm nhiều màu thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật được tìm thấy trong tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Theo truyền thuyết, kỳ lân là loài vật có móng guốc, thân phủ vẩy cá. (Các hiện vật trong bài được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Tượng kỳ lân trên ấn “Đề thống tướng quân” bằng đồng thời Lê sơ, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1515). Hình tượng kỳ lân phổ biến từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), khi Nho giáo phát triển đến đỉnh cao.
Hình kỳ lân móng rồng trên hũ gốm hoa lam thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật trong tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Theo quan niệm của người xưa, kỳ lân là biểu tượng cho lòng nhân từ. Giai thoại dân gian kể lại rằng, mỗi khi kỳ lân xuất hiện là điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời.
Tượng kỳ lân bằng gỗ dùng để trang trí kiến trúc thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Trong không gian kiến trúc của người Việt xưa, kỳ lân thường được bài trí thành từng cặp, đứng chầu trước cung điện hay đền miếu để thể hiện sự tôn nghiêm.
Tượng long mã bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20. Long mã là một dạng hóa thân của kỳ lân. Theo quan niệm của người xưa, long mã tượng trưng cho phẩm hạnh của các bậc thánh nhân.
Khay gốm hoa lam vẽ hình Long mã cõng Hà đồ thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802 – 1920). Long mã thường được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Hình long mã trong tư thế chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động
Tượng nghê bằng đất nung thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18, phát hiện tại An Lạc, Khoái Châu, Hưng Yên. Nghê là một hóa thân khác của kỳ lân. Đây là một linh vật bản địa do người Việt sáng tạo ra, mang những đặc điểm của kỳ lân và sư tử.
Tượng nghê chầu bằng gỗ sơn thiếp, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18. Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại các ác quỷ... Nghê luôn được đặt thành một cặp trước lối vào các công trình quan trọng với cộng đồng như cổng làng, cổng đình và các cung điện, biệt phủ xưa.
Kỳ lân cũng là tên người Việt dành cho pegasus (ngựa có cánh) phương Tây, dù kỳ lân truyền thống và pegasus không có liên hệ với nhau. Do sự giao thương với phương Tây mà pegasus xuất hiện trên một số cổ vật Việt. Ảnh: Kỳ lân - pegasus trên bình gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.