Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo của Ấn Độ.Tổ hợp các công trình này đã được vua Maharaja Jai Singh II cho xây từ năm 1727 - 1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và những ngôi sao trong hệ mặt trời.Từ hình mẫu tại thủ phủ Mughal Delhi, ông đã cho xây tổng cộng 5 công trình tương tự tại các địa điểm khác nhau, trong đó đài thiên văn ở Jaipur là công trình lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất.Trên thực tế, mỗi đàn thiên văn là một khu phức hợp gồm nhiều công trình kiến trúc lạ mắt với chức năng riêng biệt.Gây ấn tượng nhất trong số đó là Samrat Yantra, một hình tam giác khổng lồ cao 20m, hoạt động như một đồng hồ mặt trời.Misra Yantra có hình thù như một tác phẩm điêu khắc trừu tượng, là một công cụ để tìm ra những ngày ngắn nhất và dài nhất trong năm. Công trình này cũng có thể cho biết thời điểm đang là buổi trưa ở một số thành phố trên thế giới.Các kết cấu kiến trúc của đài thiên văn được đặt trong khuôn viên rộng với những khu vườn được chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy nơi này cũng đảm nhiệm vai trò của một khu công viên dành cho dân chúng.Ngày nay, việc đo lường của nhiều công trình tại đài thiên văn Jantar Mantar không còn thực hiện được vì những tòa nhà cao tầng mọc lên xung quanh che khuất tầm nhìn.Dù vậy, đây vẫn là ví dụ sáng ngời về thành tựu kiến trúc và thiên văn học của người Ấn Độ.Đài thiên văn Jantar Mantar đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 2010.
Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo của Ấn Độ.
Tổ hợp các công trình này đã được vua Maharaja Jai Singh II cho xây từ năm 1727 - 1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và những ngôi sao trong hệ mặt trời.
Từ hình mẫu tại thủ phủ Mughal Delhi, ông đã cho xây tổng cộng 5 công trình tương tự tại các địa điểm khác nhau, trong đó đài thiên văn ở Jaipur là công trình lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất.
Trên thực tế, mỗi đàn thiên văn là một khu phức hợp gồm nhiều công trình kiến trúc lạ mắt với chức năng riêng biệt.
Gây ấn tượng nhất trong số đó là Samrat Yantra, một hình tam giác khổng lồ cao 20m, hoạt động như một đồng hồ mặt trời.
Misra Yantra có hình thù như một tác phẩm điêu khắc trừu tượng, là một công cụ để tìm ra những ngày ngắn nhất và dài nhất trong năm. Công trình này cũng có thể cho biết thời điểm đang là buổi trưa ở một số thành phố trên thế giới.
Các kết cấu kiến trúc của đài thiên văn được đặt trong khuôn viên rộng với những khu vườn được chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy nơi này cũng đảm nhiệm vai trò của một khu công viên dành cho dân chúng.
Ngày nay, việc đo lường của nhiều công trình tại đài thiên văn Jantar Mantar không còn thực hiện được vì những tòa nhà cao tầng mọc lên xung quanh che khuất tầm nhìn.
Dù vậy, đây vẫn là ví dụ sáng ngời về thành tựu kiến trúc và thiên văn học của người Ấn Độ.
Đài thiên văn Jantar Mantar đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 2010.