Tuy xây dựng trong vòng 3 năm, nhưng Hiếu lăng lại có thời gian chuẩn bị không hề ngắn tí nào: 14 năm. Nối ngôi vua Gia Long, sau 7 năm ở vị trí đứng đầu đất nước, Minh Mạng đã cho người đi tìm nơi để xây dựng lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nơi này cách cố đô Huế 12 km. Nhưng phải 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Ảnh: Lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Internet).
Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Ảnh: Mở đầu thần đạo là Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái, phân tầng cao thấp, trang trí rất đẹp. Đây được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, sau đó đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. (Ảnh: X.T).
Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ảnh: Tả Hồng Môn. Đây cũng là lối đi dành cho du khách vào thăm quan lăng mộ. Ngày 20- 8-1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành. Công trình vẫn được tiếp tục tiến hành. Đến đầu năm 1843 thì hoàn tất. Ảnh: Hàng tượng quan văn võ, ngựa voi ở Bái Đình (nối tiếp sau Đại Hồng Môn) Bái Đình lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45x45m).
Ròng rã 3 năm thi công, từ một vùng đồi núi hoang vu, một khu lăng tẩm uy nghiêm tọa lạc ở núi Cẩm Kê. Khác hẳn với những lăng tẩm khác, Hiếu Lăng vừa có sự uy nghiêm vừa gần gũi với thiên nhiên; một công trình có kiến trúc đặc sắc và chứa đựng giá trị tư tưởng. Ảnh: Gạch Bát Tràng được lát sân ở khu vực Bái Đình.
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Ảnh: Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn.
Sau Bi Đình là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Hiển Đức Môn nằm giữa đường Thần Đạo, phía trên có vọng lâu và cửa vào khu vực tẩm điện. Hoằng Trạch môn. Qua cửa này với mười bảy bậc đá Thanh xuống thì đến ba cái cầu xây song song nối Phụng Thần sơn với Tam Tài sơn. Trung đạo kiều dẫn đến Minh Lâu. Một góc Minh Lâu.Dẫn đến Bửu Thành là câu "Thông Minh Chính Trực".
Mặt cầu được lát bằng đá. Hai đầu cầu Thông Minh Chính trực là cổng tam quan được thiết kế công phu với nhiều nét trạm trổ rồng phượng. Cầu Thông Minh Chính Trực lát bằng đá thanh dài 49m, rộng 4m, hai bên có lan can thưa thoáng vắt qua hồ Tân Nguyệt để vào Bửu thành. Lối dẫn lên Bửu Thành. Hai bên có là hình rồng đặc trưng của thời Nguyễn.Những bậc thềm tam cấp đều có trang trí họa tiết đầu lân được cách điệu. Họa tiết rồng góp phần uy nghiêm cho lăng tẩm của vua. Lăng Minh Mạng có sự hài hòa với thiên nhiên, tạo nên sự thư thái với những không gian hồ nước, cây xanh. Du khách thăm quan và ghi lại hình ảnh một góc khung cảnh lăng. Qua mỗi lớp cửa ở lăng Minh Mạng là một lần đến với những công trình tinh tế về kiến trúc.
Tuy xây dựng trong vòng 3 năm, nhưng Hiếu lăng lại có thời gian chuẩn bị không hề ngắn tí nào: 14 năm. Nối ngôi vua Gia Long, sau 7 năm ở vị trí đứng đầu đất nước, Minh Mạng đã cho người đi tìm nơi để xây dựng lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nơi này cách cố đô Huế 12 km. Nhưng phải 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Ảnh: Lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Internet).
Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Ảnh: Mở đầu thần đạo là Đại Hồng Môn – cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái, phân tầng cao thấp, trang trí rất đẹp. Đây được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, sau đó đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. (Ảnh: X.T).
Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ảnh: Tả Hồng Môn. Đây cũng là lối đi dành cho du khách vào thăm quan lăng mộ.
Ngày 20- 8-1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành. Công trình vẫn được tiếp tục tiến hành. Đến đầu năm 1843 thì hoàn tất. Ảnh: Hàng tượng quan văn võ, ngựa voi ở Bái Đình (nối tiếp sau Đại Hồng Môn) Bái Đình lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45x45m).
Ròng rã 3 năm thi công, từ một vùng đồi núi hoang vu, một khu lăng tẩm uy nghiêm tọa lạc ở núi Cẩm Kê. Khác hẳn với những lăng tẩm khác, Hiếu Lăng vừa có sự uy nghiêm vừa gần gũi với thiên nhiên; một công trình có kiến trúc đặc sắc và chứa đựng giá trị tư tưởng. Ảnh: Gạch Bát Tràng được lát sân ở khu vực Bái Đình.
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Ảnh: Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn.
Sau Bi Đình là sân triều lễ được chia làm 4 bậc.
Hiển Đức Môn nằm giữa đường Thần Đạo, phía trên có vọng lâu và cửa vào khu vực tẩm điện.
Hoằng Trạch môn. Qua cửa này với mười bảy bậc đá Thanh xuống thì đến ba cái cầu xây song song nối Phụng Thần sơn với Tam Tài sơn.
Trung đạo kiều dẫn đến Minh Lâu.
Một góc Minh Lâu.
Dẫn đến Bửu Thành là câu "Thông Minh Chính Trực".
Mặt cầu được lát bằng đá.
Hai đầu cầu Thông Minh Chính trực là cổng tam quan được thiết kế công phu với nhiều nét trạm trổ rồng phượng.
Cầu Thông Minh Chính Trực lát bằng đá thanh dài 49m, rộng 4m, hai bên có lan can thưa thoáng vắt qua hồ Tân Nguyệt để vào Bửu thành.
Lối dẫn lên Bửu Thành. Hai bên có là hình rồng đặc trưng của thời Nguyễn.
Những bậc thềm tam cấp đều có trang trí họa tiết đầu lân được cách điệu.
Họa tiết rồng góp phần uy nghiêm cho lăng tẩm của vua.
Lăng Minh Mạng có sự hài hòa với thiên nhiên, tạo nên sự thư thái với những không gian hồ nước, cây xanh.
Du khách thăm quan và ghi lại hình ảnh một góc khung cảnh lăng.
Qua mỗi lớp cửa ở lăng Minh Mạng là một lần đến với những công trình tinh tế về kiến trúc.