Đại thánh đường Hồi giáo Djenne, Mali được coi là công trình bằng bùn lớn nhất còn tồn tại trên thế giới. Công trình này có nguồn gốc vào thế kỷ 13, nhưng diện mạo hiện tại chỉ được hình thành từ đầu thế kỷ 20. Về tổng thể, thánh đường được xây dựng theo phong cách kiến trúc Sudan với điểm nhấn là 3 ngọn tháp và vô số tháp nhỏ nhô ra từ bức tường chính.
Diện tích bề mặt thánh đường lên tới 5.625km vuông, hơn bất kỳ một công trình bằng bùn đất nào khác trên thế giới.
Vật liệu để xây dựng thành đường là một loại gạch được gọi là Banco, làm từ bùn trộn trấu mịn. Các bức tường thánh đường dày 40-60cm, được trát lại bề mặt hàng năm, giúp công trình trụ vững trước những tác động của thời tiết.
Nền đất cao hơn 3m cũng giúp thánh đường tránh được những trận lụt do con sông Niger gần đó gây ra.
Trong quá khứ, thánh đường Djenne là tâm điểm của một trung tâm văn hóa, buôn bán giao thương và cũng là trung tâm Hồi giáo lớn ở khu vực.Ngày nay, bên ngoài thánh đường vẫn là nơi tụ họp của một trong những khu chợ lớn, sinh động nhất ở Tây Phi.Từ năm 1988, đại thánh đường Djenne đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đại thánh đường Hồi giáo Djenne, Mali được coi là công trình bằng bùn lớn nhất còn tồn tại trên thế giới.
Công trình này có nguồn gốc vào thế kỷ 13, nhưng diện mạo hiện tại chỉ được hình thành từ đầu thế kỷ 20.
Về tổng thể, thánh đường được xây dựng theo phong cách kiến trúc Sudan với điểm nhấn là 3 ngọn tháp và vô số tháp nhỏ nhô ra từ bức tường chính.
Diện tích bề mặt thánh đường lên tới 5.625km vuông, hơn bất kỳ một công trình bằng bùn đất nào khác trên thế giới.
Vật liệu để xây dựng thành đường là một loại gạch được gọi là Banco, làm từ bùn trộn trấu mịn.
Các bức tường thánh đường dày 40-60cm, được trát lại bề mặt hàng năm, giúp công trình trụ vững trước những tác động của thời tiết.
Nền đất cao hơn 3m cũng giúp thánh đường tránh được những trận lụt do con sông Niger gần đó gây ra.
Trong quá khứ, thánh đường Djenne là tâm điểm của một trung tâm văn hóa, buôn bán giao thương và cũng là trung tâm Hồi giáo lớn ở khu vực.
Ngày nay, bên ngoài thánh đường vẫn là nơi tụ họp của một trong những khu chợ lớn, sinh động nhất ở Tây Phi.
Từ năm 1988, đại thánh đường Djenne đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.