Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất của toàn vùng Nam Bộ.
Miếu có nguồn gốc từ cách đây khoảng 200 năm, khi tượng Bà Chúa Xứ được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng". Kể từ đó, người dân trong vùng đã lập miếu để tôn thờ Bà.
Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, đến năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1976, miếu trải qua đợt tái thiết lớn theo thiết kế của hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng và có dáng vẻ như hiện nay.
Về tổng thể, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...Theo sách Kỷ lục An Giang 2009 (Nxb Thông Tấn), miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm năm 2009.
Không chỉ có quy mô bề thế, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam còn là một công trình kiến trúc giàu tính nghệ thuật với các họa tiết trang trí tinh tế.
Chính điện của miếu là nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ. Theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret, tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo. Quanh tượng Bà còn có bàn thờ Hội Đồng (phía trước), Tiền hiền và Hậu hiền (hai bên), bàn thờ Cô (bên phải, có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ), bàn thờ Cậu (bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m)...Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 Âm lịch hàng năm, là một trong những lế hội lớn và nổi tiếng nhất Nam Bộ. Từ năm 2001, lễ hội này đã được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất của toàn vùng Nam Bộ.
Miếu có nguồn gốc từ cách đây khoảng 200 năm, khi tượng Bà Chúa Xứ được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng". Kể từ đó, người dân trong vùng đã lập miếu để tôn thờ Bà.
Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, đến năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1976, miếu trải qua đợt tái thiết lớn theo thiết kế của hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng và có dáng vẻ như hiện nay.
Về tổng thể, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...
Theo sách Kỷ lục An Giang 2009 (Nxb Thông Tấn), miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm năm 2009.
Không chỉ có quy mô bề thế, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam còn là một công trình kiến trúc giàu tính nghệ thuật với các họa tiết trang trí tinh tế.
Chính điện của miếu là nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ. Theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret, tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo.
Quanh tượng Bà còn có bàn thờ Hội Đồng (phía trước), Tiền hiền và Hậu hiền (hai bên), bàn thờ Cô (bên phải, có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ), bàn thờ Cậu (bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m)...
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 Âm lịch hàng năm, là một trong những lế hội lớn và nổi tiếng nhất Nam Bộ. Từ năm 2001, lễ hội này đã được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.