Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (thuộc phường 5, quận Gò Vấp,TPHCM) được coi là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo nhất Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật. Do địa thế đặc biệt nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi. Khách muốn sang miếu phải đi bằng đò.Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới trên sông Vàm Thuật đã lưới phải một xác chết phụ nữ. Ông đã đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn.
Ban đầu miếu có quy mô nhỏ, làm bằng tre và lá dừa. Sau nhiều thập kỷ, miếu được các nhà buôn và bô lão trong vùng đóng góp để xây dựng, dần dần trở thành ngôi miếu bề thế có kiến trúc độc đáo.
Cổng miếu bề thế với hình rồng đắp nổi trên cột và các mái.
Gian tiền điện nằm sau cổng miếu.
Chính giữa gian tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Trung điện nằm tiếp nối với tiền điện, chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh. Chính điện nằm bên phải trung điện, thông với trung điện qua một khoảng sân nhỏ.
Ngũ Hành Thánh Mẫu được thờ ở trung tâm chính điện.
Gian thờ Quan Âm.
Toàn bộ các cột, tường của miếu được cẩn sứ tỉ mỉ. Tường bao quanh miếu được tạo hình tinh tế.
Lúc đầu, miếu chỉ thờ những vị thần của người Hoa là Ngũ Hành Thánh Mẫu và Tề Thiên Đại Thánh. Về sau thờ thêm Phật Di Lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán và những vị thần dân gian Việt Nam như Bà chúa xứ Châu Đốc, Cửu Huyền Thất Tổ... Trước 1975, Miếu Nổi là một điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn. Sau 1975, miếu gần như bị bỏ hoang, đến năm 1992 mới được trùng tu và khôi phục lại hoạt động.
Ngày nay, Phù Châu miếu đã trở thành một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của TP HCM.
Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (thuộc phường 5, quận Gò Vấp,TPHCM) được coi là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo nhất Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật. Do địa thế đặc biệt nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi. Khách muốn sang miếu phải đi bằng đò.
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới trên sông Vàm Thuật đã lưới phải một xác chết phụ nữ. Ông đã đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn.
Ban đầu miếu có quy mô nhỏ, làm bằng tre và lá dừa. Sau nhiều thập kỷ, miếu được các nhà buôn và bô lão trong vùng đóng góp để xây dựng, dần dần trở thành ngôi miếu bề thế có kiến trúc độc đáo.
Cổng miếu bề thế với hình rồng đắp nổi trên cột và các mái.
Gian tiền điện nằm sau cổng miếu.
Chính giữa gian tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu.
Trung điện nằm tiếp nối với tiền điện, chính giữa thờ Tề Thiên Đại Thánh.
Chính điện nằm bên phải trung điện, thông với trung điện qua một khoảng sân nhỏ.
Ngũ Hành Thánh Mẫu được thờ ở trung tâm chính điện.
Gian thờ Quan Âm.
Toàn bộ các cột, tường của miếu được cẩn sứ tỉ mỉ.
Tường bao quanh miếu được tạo hình tinh tế.
Lúc đầu, miếu chỉ thờ những vị thần của người Hoa là Ngũ Hành Thánh Mẫu và Tề Thiên Đại Thánh. Về sau thờ thêm Phật Di Lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán và những vị thần dân gian Việt Nam như Bà chúa xứ Châu Đốc, Cửu Huyền Thất Tổ...
Trước 1975, Miếu Nổi là một điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn. Sau 1975, miếu gần như bị bỏ hoang, đến năm 1992 mới được trùng tu và khôi phục lại hoạt động.
Ngày nay, Phù Châu miếu đã trở thành một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của TP HCM.