Chùa Giàu tọa lạc tại xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý. Chùa có tên chữ là Khánh Long tự nhưng nhân dân quen gọi là chùa Giàu với ước vọng mong cho quê hương mình được giàu có.Chùa Giàu sau nhiều lần trùng tu trở nên to đẹp hơn, nhưng điều đáng chú ý nhất ở chùa Giàu chính là tấm bia đá thời Trần, một trong số nhiều cổ vật tiêu biểu của Hà Nam. Theo bản dịch nghĩa toàn văn tấm bia đá chùa Giàu từ chữ Hán, tên văn bia là “Ngô gia thị bi”, nghĩa là “Văn bia họ Ngô”.Nội dung văn bia ghi việc một nhà sư hiệu Viên tịch đại sa môn đã xin Phật tam thế cho phép mình từ am Đại Long chuyển về tiểu am ở thôn Mai (xã Đinh Xá, lộ Lợi Nhân) và nhà sư đã mất ở đó vào năm Hưng Long thứ 13 (1305) đời vua Trần Nhân Tông.Nhà sư họ Ngô, hiệu “Ngộ Không cư sĩ” – người đã cúng tiền ruộng để xây am - quyết định an táng nhà sư Viên tịch đại sa môn và dựng nhà tại đây.Năm Đại Trị thứ 8 đời vua Trần Dụ Tông tổ chức khuyên giáo các nơi cúng ruộng làm chùa nên trên nền am cũ nhiều người phát tâm công đức dựng chùa, khắc bia đá để mọi người được thụ trì kinh Phật. Phần cuối của tấm bia ghi họ tên những người cúng tiến ruộng ao.Tấm bia cổ này từng bị vỡ làm 3 mảnh, sau đó đã được chắp lại bằng xi măng, trông khá nguyên vẹn. Bia cao 95cm, rộng 58cm, dày 12cm.Mặt trước bia có phần trán cao 13cm chạm một đôi rồng chầu vào bốn chữ viết thảo thành hai hàng dọc và hai hàng ngang (mỗi hàng hai chữ) là Đại Phúc Thông Minh (tôn quý có phúc lớn, sáng sủa, minh bạch). Theo các nhà nghiên cứu, kiểu bố cục này phổ biến trên nhiều bia thời Lý và thời Trần.Các hình chạm khắc trên bia cũng cho thấy nhiều nét mỹ thuật điển hình cho nửa sau đời Trần như hình rồng có dáng mập mạp, có tai và sừng chạc; hai dây hoa viền quanh bia uốn sóng đều đặn theo hình sin từ chân bia hướng lên rồi ngoắc ngọn vào nhau ở đỉnh bia.Trong mỗi khúc uốn lại trổ ra một bông hoa lấp kín tạo bởi những guột móc toả về hai bên; phần dưới chân bia là một dãy chạm bẩy hình lá đề mà cạnh bị ấn khấc, xen kẽ phía trên là 6 hạt tròn nhọn đầu với những vạch cong như đang quay, trong lòng các lá đề được chạm cặp sừng vắt chéo hoặc có một hay ba tia bốc lên, đan xen là hạt tròn nhỏ nhọn đầu - là biểu hiện sự phát triển của thế giới, của vũ trụ.Trong lòng bia là bức phù điêu khắc một người ngồi ngai rồng, hai tay cầm hốt, đầu đội mũ bình thiên, mặc áo như kiểu long bào, phía sau đầu toả vòng hào quang, toàn thể ở trên một toà sen.Hình ảnh này từng gây tranh cãi, vì không rõ là vua hay Ngọc hoàng. Sau thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã thống nhất đây là hình ảnh vua Trần Nhân Tông - đánh dấu sự kiện vua Trần Nhân Tông từng ngự giá về đây.Theo các nhà nghiên cứu, bia đá chùa Giàu là một bảo vật quốc gia quý vì mang cả giá trị thư tịch và nghệ thuật. Đến nay chưa phát hiện được tấm bia nào có hình thức trang trí như tấm bia chùa Giàu. Vì vậy, đây là tấm bia duy nhất được phát hiện tại tỉnh Hà Nam có giá trị nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử - văn hoá và tôn giáo.>>>Xem thêm video: Kỳ quặc bảo tàng lưu giữ tóc của hơn 16.000 phụ nữ khắp thế giới. Nguồn: Kienthucnet.
Chùa Giàu tọa lạc tại xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý. Chùa có tên chữ là Khánh Long tự nhưng nhân dân quen gọi là chùa Giàu với ước vọng mong cho quê hương mình được giàu có.
Chùa Giàu sau nhiều lần trùng tu trở nên to đẹp hơn, nhưng điều đáng chú ý nhất ở chùa Giàu chính là tấm bia đá thời Trần, một trong số nhiều cổ vật tiêu biểu của Hà Nam. Theo bản dịch nghĩa toàn văn tấm bia đá chùa Giàu từ chữ Hán, tên văn bia là “Ngô gia thị bi”, nghĩa là “Văn bia họ Ngô”.
Nội dung văn bia ghi việc một nhà sư hiệu Viên tịch đại sa môn đã xin Phật tam thế cho phép mình từ am Đại Long chuyển về tiểu am ở thôn Mai (xã Đinh Xá, lộ Lợi Nhân) và nhà sư đã mất ở đó vào năm Hưng Long thứ 13 (1305) đời vua Trần Nhân Tông.
Nhà sư họ Ngô, hiệu “Ngộ Không cư sĩ” – người đã cúng tiền ruộng để xây am - quyết định an táng nhà sư Viên tịch đại sa môn và dựng nhà tại đây.
Năm Đại Trị thứ 8 đời vua Trần Dụ Tông tổ chức khuyên giáo các nơi cúng ruộng làm chùa nên trên nền am cũ nhiều người phát tâm công đức dựng chùa, khắc bia đá để mọi người được thụ trì kinh Phật. Phần cuối của tấm bia ghi họ tên những người cúng tiến ruộng ao.
Tấm bia cổ này từng bị vỡ làm 3 mảnh, sau đó đã được chắp lại bằng xi măng, trông khá nguyên vẹn. Bia cao 95cm, rộng 58cm, dày 12cm.
Mặt trước bia có phần trán cao 13cm chạm một đôi rồng chầu vào bốn chữ viết thảo thành hai hàng dọc và hai hàng ngang (mỗi hàng hai chữ) là Đại Phúc Thông Minh (tôn quý có phúc lớn, sáng sủa, minh bạch). Theo các nhà nghiên cứu, kiểu bố cục này phổ biến trên nhiều bia thời Lý và thời Trần.
Các hình chạm khắc trên bia cũng cho thấy nhiều nét mỹ thuật điển hình cho nửa sau đời Trần như hình rồng có dáng mập mạp, có tai và sừng chạc; hai dây hoa viền quanh bia uốn sóng đều đặn theo hình sin từ chân bia hướng lên rồi ngoắc ngọn vào nhau ở đỉnh bia.
Trong mỗi khúc uốn lại trổ ra một bông hoa lấp kín tạo bởi những guột móc toả về hai bên; phần dưới chân bia là một dãy chạm bẩy hình lá đề mà cạnh bị ấn khấc, xen kẽ phía trên là 6 hạt tròn nhọn đầu với những vạch cong như đang quay, trong lòng các lá đề được chạm cặp sừng vắt chéo hoặc có một hay ba tia bốc lên, đan xen là hạt tròn nhỏ nhọn đầu - là biểu hiện sự phát triển của thế giới, của vũ trụ.
Trong lòng bia là bức phù điêu khắc một người ngồi ngai rồng, hai tay cầm hốt, đầu đội mũ bình thiên, mặc áo như kiểu long bào, phía sau đầu toả vòng hào quang, toàn thể ở trên một toà sen.
Hình ảnh này từng gây tranh cãi, vì không rõ là vua hay Ngọc hoàng. Sau thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã thống nhất đây là hình ảnh vua Trần Nhân Tông - đánh dấu sự kiện vua Trần Nhân Tông từng ngự giá về đây.
Theo các nhà nghiên cứu, bia đá chùa Giàu là một bảo vật quốc gia quý vì mang cả giá trị thư tịch và nghệ thuật. Đến nay chưa phát hiện được tấm bia nào có hình thức trang trí như tấm bia chùa Giàu. Vì vậy, đây là tấm bia duy nhất được phát hiện tại tỉnh Hà Nam có giá trị nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử - văn hoá và tôn giáo.
>>>Xem thêm video: Kỳ quặc bảo tàng lưu giữ tóc của hơn 16.000 phụ nữ khắp thế giới. Nguồn: Kienthucnet.