Bà Chúa Tằm Tang là danh xưng suy tôn của Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (1601-1661), tên thường gọi là Đoàn Quý Phi, là vương phi của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, mẹ của Chúa Hiền - Thái Tông Nguyễn Phúc Tần.Ngày 2/8/2011, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đã xếp hạnh lăng mộ bà Đoàn Quý Phi Hiếu Chiêu hoàng hậu là di tích lịch sử cấp Quốc gia nhằm nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm di tích.Bà sinh sinh ra và lớn lên tại thôn Điện Châu, châu Đông Yên, bên bờ Sài Thị Giang (tức sông Thu Bồn), thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, từng được biết đến là một phụ nữ “minh mẫn, thông sáng... sáng thơm, tú mị, phép tốt trinh thuần". Tuy nhiên, đến nay, dù đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, nhưng di tích vẫn đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên, và có thể trở thành hoang phế bất cứ lúc nào.Khu di tích không có lối dẫn vào, bị cỏ cây mọc chằng chịt, trước cổng vào di tích bị chắn ngang bởi những thớ cây mọc nham nhở khắp nơi, khu di tích không khác như một khu vực bị bỏ hoang.Lớp tường thành thứ ba bảo vệ không gian, cấm mọi hành vi xâm hại di tích lại bị đục phá, nham nhở những chỗ trống.Cổng sắt chính mở cửa cho du khách tham quan bị gỉ sắt, dường như đã rất lâu rồi không mở cửa cho ai vào viếng thăm.Hay cổng phụ mặc dù vẫn có khóa nhưng chốt gắn vào trụ bê tông thì không còn. Khu vực di tích không có ai quản lý nên vô tình để không gian di tích trở thành một “trại” chăn nuôi bò thả rông.Cây cỏ mọc hoang bên trong không gian trung tâm di tích.Phần mộ chôn cất Hiếu Chiêu hoàng hậu rất khiêm tốn trong khuôn viên lăng.Hương đèn, bình hoa, chai nước nằm lăn lóc khắp nơi.Phần đế khu lăng mộ bị sụp móng và trơ trọi những hòn đá.Hiếu Chiêu hoàng hậu là một nhân vật lịch sử được nhân dân địa phương rất kính ngưỡng về tài sắc và công lao to lớn trong nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa trên quê hương.Tuy nhiên, trước thực trạng xuống cấp và hoang phế của lăng mộ, rất cần sự quan tâm của các cấp ban ngành để trả lại ý nghĩa đích thực cho một khu di tích cấp Quốc gia.
Bà Chúa Tằm Tang là danh xưng suy tôn của Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (1601-1661), tên thường gọi là Đoàn
Quý Phi, là vương phi của chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, mẹ của Chúa Hiền - Thái Tông Nguyễn Phúc Tần.
Ngày 2/8/2011, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đã xếp hạnh lăng mộ bà Đoàn Quý Phi Hiếu Chiêu hoàng hậu là di tích lịch sử cấp Quốc gia nhằm nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm di tích.
Bà sinh sinh ra và lớn lên tại thôn Điện Châu, châu Đông Yên, bên bờ Sài Thị Giang (tức sông Thu Bồn), thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, từng được biết đến là một phụ nữ “minh mẫn, thông sáng... sáng thơm, tú mị, phép tốt trinh thuần".
Tuy nhiên, đến nay, dù đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, nhưng di tích vẫn đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên, và có thể trở thành hoang phế bất cứ lúc nào.
Khu di tích không có lối dẫn vào, bị cỏ cây mọc chằng chịt, trước cổng vào di tích bị chắn ngang bởi những thớ cây mọc nham nhở khắp nơi, khu di tích không khác như một khu vực bị bỏ hoang.
Lớp tường thành thứ ba bảo vệ không gian, cấm mọi hành vi xâm hại di tích lại bị đục phá, nham nhở những chỗ trống.
Cổng sắt chính mở cửa cho du khách tham quan bị gỉ sắt, dường như đã rất lâu rồi không mở cửa cho ai vào viếng thăm.
Hay cổng phụ mặc dù vẫn có khóa nhưng chốt gắn vào trụ bê tông thì không còn.
Khu vực di tích không có ai quản lý nên vô tình để không gian di tích trở thành một “trại” chăn nuôi bò thả rông.
Cây cỏ mọc hoang bên trong không gian trung tâm di tích.
Phần mộ chôn cất Hiếu Chiêu hoàng hậu rất khiêm tốn trong khuôn viên lăng.
Hương đèn, bình hoa, chai nước nằm lăn lóc khắp nơi.
Phần đế khu lăng mộ bị sụp móng và trơ trọi những hòn đá.
Hiếu Chiêu hoàng hậu là một nhân vật lịch sử được nhân dân địa phương rất kính ngưỡng về tài sắc và công lao to lớn trong nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa trên quê hương.
Tuy nhiên, trước thực trạng xuống cấp và hoang phế của lăng mộ, rất cần sự quan tâm của các cấp ban ngành để trả lại ý nghĩa đích thực cho một khu di tích cấp Quốc gia.